Làm gì để con học tốt ….Văn miêu tả.

 

Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học thì Tập làm văn là phần mà học sinh gặp nhiều khó khăn nhất.  Nhất là đối với Văn miêu tả. Gia sư tại nhà không khó để tìm ra các bài văn miêu tả của học sinh mang tính máy móc và chắp ghép một cách ngây ngô như: “Đầu con lợn to bằng đầu bố em, mũi con lợn bẹp gí như mũi bố em, tai con lợn to bằng tai bố em… Và đuôi con lợn giống em vì bố nói em là cái đuôi của bố”. Đó là một trong vô vàn những bài văn miêu tả của trẻ.

van-mieu-ta

Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để trẻ có thể học tốt Văn miêu tả?

 

Trước hết, chúng ta cần phân biệt việc trẻ học tốt văn miêu tả với việc trẻ làm đúng theo mẫu và thiếu chân thực. Không khó để tìm được những bài văn mà trẻ làm đúng theo motip quen thuộc mà với đề bài “hãy miêu tả về người thân của em”, trẻ rõ ràng viết là miêu tả về mẹ “mẹ em dong dỏng cao, có nước da ngăm đen và khuôn mặt hình trái xoan…” nhưng phụ huynh lại không thể nhận ra mình ở đó vì thực tế phụ huynh có chiều cao khiêm tốn và nước da trắng ngần. Điều đó làm cho phụ huynh không ít tình huống dở khóc dở cười. Như vậy, là trẻ đang bắt chước một cách máy móc chứ không phải là học hỏi và sáng tạo.

 

Trên cơ sở phân tích sự khác nhau giữa học tốt và “bắt chước giỏi” thì các bậc phụ huynh và gia sư cần:

 

-   Hướng dẫn trẻ quan sát và hình thành thói quen quan sát vì muốn miêu tả tốt thì quan sát phải tốt và có được những nhận xét đúng để tìm ra được sự khác biệt, nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng để có thể phân biệt sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác.

 

Vd: Gà trống và gà mái

Con bò và con trâu

Người già và người trẻ

 

-  Tạo điều kiện cho trẻ thỏa sức sáng tạo nhưng mà phải gắn liền với thực tế, chứ không sáng tạo một cách quá đà như đoạn văn vừa trích dẫn ở trên.

 

Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp quý vị phụ huyn giúp trẻ học tốt Văn miêu tả hoặc nếu tìm gia sư  Văn cho con thì cũng có thể vận dụng để kiểm tra phương pháp dạy của gia sư.

 

 

Trung tâm Gia Sư Đức Minh

Thong ke