Những điều cần lưu ý khi luyện thi đại học môn Văn

Học dứt điểm từng tác phầm

on-thi-dai-hoc-van

Chương trình thi đại học các bạn nên tập trung vào lớp 11 và 12 nhưng chủ yếu vẫn là lớp 12. Các bạn cũng đừng quên là không được học “tủ” nhé, vì nếu bị “tủ đè” đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chờ đợi thêm 1 năm nữa để được bước chân vào giảng đường đại học đấy, “sai một ly đi một dăm” cơ mà.

Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên bỏ qua những bài đã xuất hiện trong  đề thi năm của những năm trước.  Đề riêng về phần lý luận văn học và văn học nước ngoài không có trong kỳ thi tuyển sinh, vì thế các bạn nên tập trung vào phần văn học Việt Nam hiện đại, từ 1930 đến nay.  Quan trọng nhất là các bạn phải chủ động trong khi học, khi ôn thi cũng như khi làm bài.

Nghiên cứu kĩ đề thi của những năm gần đây

Đây là mẹo nhỏ để các bạn có thể giới hạn phạm vi kiến thức học để giảm tải cho mình đó là, các bạn có thể nghiên cứu kỹ đề thi một vài năm gần đây, cả thi tốt nghiệp THPT và ĐH nữa nhé. Những câu đã được thi trước đấy thường ít khi lặp lại hoặc nếu có chỉ là lặp lại tác phẩm thôi. Nghiên cứu đề thi cũ cũng là một cách học thông minh giúp các bạn hiểu được bố cục của đề, từ đó có cách học hợp lý.

Chia ra kiến thức môn văn ra làm 2 phần: văn xuôi và thơ

luyen-thi-dai-hoc-van

Phần văn xuôi, yêu cầu đặt ra là các bạn phải tóm tắt được tác phẩm để nắm được linh hồn; nắm được bố cục của tác phẩm qua các bài giảng của giáo viên và sách tham khảo.

Hơn nữa, bạn cần nắm được tính cách của các nhân vật. Có những nhân vật từ đầu đến cuối tác phẩm không thay đổi, các bạn phải thấy được phẩm chất của nhân vật (như Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Có nhân vật tính cách thay đổi liên tục bởi thế các bạn cần tìm được thời điểm khiến tính cách thay đổi. Ví dụ: Chí Phèo trước và sau khi đi ở tù, trước và sau khi gặp Bá Kiến, trước và sau khi gặp Thị Nở...

Phần thơ, các bạn nên thuộc lòng bài thơ dù dài hay ngắn. Nếu bài thơ dài quá thì bạn có thể xác định theo giảm tải của bài học hoặc học những đoạn thơ trọng tâm. Vì khi học thuộc những câu thơ thì bạn sẽ dễ dàng nhập tâm  và "hóa thân" để hiểu được linh hồn của bài thơ.

 Các bạn cũng nên nắm chắc được đặc trưng của thơ. Ví dụ như: Thơ Mới (1932-1945), đặc trưng là thơ tự do, giọng điệu mượt mà, trữ tình, cái tôi cá nhân được đề cao, tinh thần yêu nước dù kín đạo vẫn được thể hiện... Trong khi đó, thơ giai đoạn 1945-1974 là thơ cách mạng: bao gồm các đề tài, các tác phẩm đề cập đến đất nước, tình yêu quê hương, tình yêu con người. Ngoài ra, tập “Nhật ký trong tù”, các bạn cũng cần lưu ý nắm vững để không bỏ xót bất kì một nội dung quan trọng nào trong quá trình ôn thi.

Cuối cùng, việc luyện thi đại học môn Văn cũng như việc thi có thành công hay không, chúng ta không chỉ cần có một phương pháp học tập tốt mà điều quan trọng là ý thức tự học và sự chăm chỉ luyện tập của chính các bạn. Chúc các bạn luyện thi đại học hiệu quả và đại điểm thật cao trong kì thi sắp tới nhé!

Trung tâm Gia sư Đức Minh
 

Thong ke