Một số dạng đề văn nghị luận xã hội

Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.

 

- Giải thích: tình thương là những tình cảm đẹp đẽ, nồng nhiệt của con người làm cho con người gắn bó và có trách nhiệm với nhau hơn. Nó có thể là tình cảm gia đinh, tình yêu lứa đôi, giữa con người với con người với nhau. 

- Tình thương: biểu hiện chia sẽ, giúp đỡ nhau, quan tâm nhau trong cuộc sống.(vd giải thích)

- Hạnh phúc chính là một trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Con người cảm thấy hạnh phúc khi mình làm được một điều gì đó có ích cho bản thân và cho người khác. Đó là hạnh phúc của con người được cho đi, hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của người xung quanh (vd phân tích)

- Tình thương yêu mang lại hạnh phúc cho người nhận nó vì:

Chỉ ra cho con người đường đi đúng đắn trong cuộc đời để con người không xa đà lầm bước (đưa ra dẫn chứng thuyết phục).

Động viên con người trong cuộc sống, tình yêu thương trở thành động lực thúc đẩy con người, nâng đỡ con người khỏi khổ đau và tuyệt vọng.

Tình yêu và hạnh phúc luôn đi liền với nhau và có ý nghĩa trong mọi thời đại.

 

Đề2 : Rừng đang bị tàn phá

 

Với dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống như trên, các gia sư dạy Văn định hướng cách làm như sau:

 

-Thực trạng của vấn đề:

 

+ Rừng bị tàn phá nặng nề

 

+ Diện tích rừng bị thu hẹp

 

+ Các loài gỗ quý mất dần  keo theo giảm độ đa dạng sinh học

 

+ Nhiều vùng đất thuộc vùng cao, miền núi thành đồi trọc đất trống

 

- Hậu quả:

 

+ Lũ lụt ở đồng bằng, do không có cây rừng giữ nước đầu nguồn

 

+Đất sói mòn, không còn màu mỡ

 

+ Ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu (trái đất nóng lên, nước biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìm các quốc đảo và các nước thuộc lục địa ven biển,…)

 

- Nguyên nhân:

 

+ Tự nhiên: do cháy rừng

 

+ Con người: 

 

Trên vùng cao, đồng bằng dân tộc thiểu số vấn còn di canh di cư, chặt phá rừng đốt nương làm rẫy,…

ý thức: vì lợi trước mắt mà chặt phá rừng bừa bãi.

Không có kế hoạch trồng lại rừng,…

 

- Biện pháp khắc phục:

 

+ Cần có chính sách dừng và cấm việc chặt phá rừng

+Xây dựng các dự án phát triển rừng cho từng địa phương, đặc biệt là khu vực đầu nguồn.

 

Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của mình do Unessco đề sướng "Học để biết, học để làm học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

 

- Bắt cầu: học là một quá trình rèn luyện suốt đời.

- Giải thích: học là gì? hoạt động của con người để thiếp thu kiến thức. Học để biết? biết được những gì đang diễn ra, các quy luật tự nhiên (cần phân tích và nêu dẫn chứng). Học để làm? tạo ra của cải vật chất duy trì cuộc sống. Học để tự khẳng định mình? ( phân tích và đưa ra dẫn chứng).

Từ các giải thích và phân tích các bạn nêu lên ý nghĩa của việc học.

 

Đề 4: Suy nghĩ của bạn vì lòng bao dung trong cuộc sống

 

-Giải thích:

 

“Bao”: có nghĩa là bao bọc, “dung” là dung hoà. Vì vậy, bao dung được hiểu là sự rộng lượng, vị tha,…

 

-Những biểu hiện của lòng bao dung trong cuộc sống: sự tha thứ, độ lượng với người khác ( Từ trước đến nay, chúng ta đã biết đến rất nhiều biểu hiện của sự bao dung, rộng lượng. Như thời Nguyễn Trãi đánh quân xâm lược nhà Minh, chúng thua trận, triều đình còn cấp cho ngựa, thuyền để kéo quân về nước. Trong thế trận đó, Nguyễn Trãi đã tính đường hoà bình cho dân tộc, bởi ông hiểu rõ: Nước Việt nhỏ, Nước Trung lớn, lấy cái nhỏ “dồn” cái lớn thì thật sai lầm. Vì thế, bao dung với kẻ thù là nhân đạo với chính mình… Tấm gương sáng về lòng bao dung là Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi chủ trương chiến đấu Người đều nghĩ cho dân cho nước, hạn chế tối đa sự đổ máu cho nhân dân. Vì thế, có thể hiểu rộng hơn, bao dung còn là lòng yêu thương con người nữa,… Mở rộng vấn đề.

 

-Bàn về tính tích cực, tiêu cực của vấn đề:

 

+ Tích cực: Lòng bao dung giữa người với người khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Độ lượng với người khác sẽ giúp họ nhận ra lỗi lầm và sửa chữa, giúp mỗi chúng ta tự hoàn thiện bạn thân,…

 

+ Tiêu cực: Tuy nhiên, nếu lòng bao dung đặt không đúng chỗ, sẽ không tốt. Với những người không chịu nhận ra khuyết điểm của mình, lòng bao dung với họ sẽ trở nên vô nghĩa. Họ không tự sửa chữa được lỗi lầm, ngược lại còn cho rằng mình hành động đúng. Từ đó, thói quen xấu cũng hình thành và ăn sâu.

 

Trên đây là cách làm cho các dạng đề nghị luận xã hội cụ thể mà các gia sư dạy Văn trình bày. Hi vọng nó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.

 

Thong ke