Để đạt điểm cao, trước hết chúng ta phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Kiến thức cơ bản nằm trong sách giáo khoa và ba cuốn sách bài tập Toán lớp 10, 11, 12.
Tại sao là sách bài tập Toán? Là vì đề thi Đại học có tới gần một nửa là kiến thức từ lớp 11 và lớp 10. Vì vậy, nếu không có thầy tổng kết giúp thì học sinh chúng ta cứ sách bài tập mà làm. Nếu làm được tất cả bài tập trong đó là đã có thể yên tâm vào phòng thi Đại học rồi đấy.
Trong sách bài tập có cả đáp số, làm xong có thể đối chiếu, tự tìm ra cái sai. Bí nữa, có thể hỏi các thầy giáo hoặc gia sư tại nhà môn Toán của mình.
Hai đề thi năm 2003 về tính giá trị lớn nhất - nhỏ nhất, có 1 câu ra y hệt dạng đề trong sách giáo khoa. Đề tích phân khối B năm ngoái còn dễ hơn sách giao khoa nhưng nhiều học sinh vẫn không làm được vì coi thường sách giáo khoa
Đừng tách ra luyện thi khối A, khối B, khối D vì không có sự chênh lệch rõ rệt về độ khó. Đề năm 2004, câu tích phân của khối B khó hơn khối A. Tất nhiên, cũng có những câu của đề khối A ra khá hóc búa (như câu 5 được 1 điểm của năm ngoái) để tìm học sinh giỏi.
Thế nên, trước khi tìm kiếm điểm của những câu “cao siêu” đâu đó, chúng ta hãy cố gắng không bị tuột mất điểm của mấy câu kiến thức căn bản đã nhé!
Mẹo thứ 2 mà các gia sư Toán sẽ truyền đạt cho bạn là: làm bài thi với độ dài vừa đủ.
Những tính toán lặt vặt chúng ta hãy hạn chế viết vào bài thi, hãy tính ra giấy nháp. Một bài thi chỉ 6 – 8 mặt giấy là vừa, có người làm đến 12 mặt giấy thì quả là khủng khiếp. Trời nắng nóng, tìm mãi không thấy đáp số dễ gây ức chế cho người chấm bài đó.
Ví dụ, sau khi tính được tích phân, dùng định nghĩa thay giá trị cận trên cận dưới, khi thay số vào có thể làm ra giấy nháp và điền kết quả vào, vì người ta có thể nhẩm được, không thầy nào chấm điểm cho bạn khi bạn thay số vào cả. Hoặc như khi giải phương trình bậc hai cũng không cần phải tính ∆ luộm thuộm, dài dòng trong giấy thi. Nếu không nhẩm được nghiệm thì mới tính ra giấy nháp và điền kết quả. Khi vẽ hàm số, cần vẽ chính xác, chúng ta không cần mất quá nhiều thời gian để chỉn chu sao cho đồ thị đẹp.
Trong quá trình làm để thi Toán đại học, chúng ta phải chú ý 5 vấn đề sau:
• Làm câu dễ trước, câu khó sau.
• Dấu cộng trừ nhân chia phải hết sức cẩn thận, rõ ràng. Căn, logarit… nên viết ra đằng sau, con số viết lên đằng trước. Ví dụ, khi viết (căn 2) nhân với (3), chỉ cần kéo dài dấu căn một chút thì sẽ thành (căn của 2) nhân (3). Vì vậy nên viết 3 lên trước, thành (3) nhân (căn 2) thì bạn có kéo dấu căn dài bao nhiêu cũng không sợ.
• Đừng nên vẽ hình elip, hình tròn bằng compa, dễ bị rách giấy. Nên dùng thước khoét lỗ tròn và hình elip.
• Nếu thật thành thạo, hãy sử dụng máy tính vào việc tính những hàm phức tạp. Có những người tính bằng máy xong lại phải tính bằng tay vì không tin tưởng vào kết quả, vừa mất thời gian vừa gây ức chế tâm lý.
• Đừng dùng hai thứ mực, đừng dùng bút xoá vì như vậy có thể bị coi là đánh dấu bài. Nếu viết sai, các bạn hãy gạch đi, viết lại.
Tối kị: sai cơ bản, lạc đề
Có học sinh sau khi thi đại học lấy giấy nháp so sánh với đáp án hoặc nhờ thầy và gia su toan giải lại đề thấy đúng hết nhưng điểm vẫn thấp. Đó là vì khi làm bài trên giấy nháp thì tập trung nhưng khi chép ra bài thi, đầu óc bắt đầu “lỏng”, vì chủ quan, nghĩ là làm xong rồi. Thậm chí vừa chép vừa nghĩ ra cách giải bài khác nên dòng nọ đánh dòng kia, nhầm con số, vậy là giấy nháp đúng còn bài sai. Vì vậy nên hết sức chú ý để tăng tốc độ làm bài.
Một điều nữa, các bạn đừng xao động vì những tin đồn, có người gần ngày thi cứ nói sẽ ra đề này, ra đề kia chỉ làm hoang mang tư tưởng. Tuần cuối cùng trước khi thi, phải “quán triệt”: không học thêm, không làm bài tập. Thay vào đó, phải đọc kỹ lý thuyết từ đầu đến cuối. Với người chấm, cái “kỵ” nhất là sai cơ bản, sai cơ bản là gạch ngay. Cái “kỵ” thứ hai là lạc đề vì không đọc kỹ đầu bài.
Ví dụ, tiếp tuyến tại điểm khác với tiếp tuyến đi qua. Tại điểm chỉ có một tiếp tuyến, đi qua có nhiều tiếp tuyến. Nếu không đọc kỹ đề sẽ rất nhầm. Sau khi phát đề, đừng cắm đầu làm ngay, hãy đọc kỹ đề trong năm phút, gạch dưới những ý chính, những từ quan trọng trong đề. Câu nào khó thì đánh dấu hỏi (?) ra bên cạnh. Đề ra yêu cầu tính diện tích thì gạch dưới từ “diện tích”, hỏi khoảng cách thì gạch dưới từ “khoảng cách”… để tránh nhầm.