Học sinh yếu văn- Nguyên nhân do đâu?

gia-su-day-van

Theo số liệu thống kê có đến trên 60% học sinh không thích học môn văn.

 

1. Về phía học sinh

 

Nguyên nhân chủ quan về phía học sinh được xếp thành các nhóm nguyên nhân chính sau:

 

 Thứ nhất: Đối với học sinh yếu kém hầu như các em không chịu đọc tác phẩm, không tiếp cận tác phẩm, không soạn bài hoặc chép đối phó trước khi đến lớp, có em đọc chưa đúng với yêu cầu: phát âm sai, đọc không đúng với ngữ điệu, đọc thêm hoặc bớt từ...

 

 Thứ hai: Phần lớn đều là do các em thiếu năng lực cảm thụ, không hề có sự rung động trước các hình tượng văn học, trước cái hay, cái đẹp của văn chương. Do một bộ phận không nhỏ học sinh lười suy nghĩ, học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức, không rèn từ, rèn câu, rèn viết mà chỉ học thuộc lòng văn mẫu, bài mẫu và sao chép một cách  rập khuôn máy móc theo một bài mẫu hoặc dàn ý có sẵn. Khả năng viết bài, tạo lập văn bản giống như việc làm bài của các môn  khoa học lịch sử, địa lí.

 

Thứ ba: Một bộ phận học sinh ham chơi, lười biếng, chưa ham thích học tập. Trong giờ học, các em còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi, hỏi han do chưa hiểu sâu, chưa nắm được kiến thức, thiếu tự tin, thiếu sự tư duy trước những câu hỏi, những vấn đề mà giáo viên đặt ra mà chủ yếu trông chờ vào bài giảng của thầy cô.

 

Thứ tư : Do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng con cái của mình  vào việc học một số môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ , tin học... để có lợi cho công việc, cho việc chọn nghề  sau này mà ít hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn.

 

2. Về phía giáo viên

gia-su-day-van

Nhiều giáo viên dạy văn chưa thu hút được học sinh

 

Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Đôi khi giáo viên vẫn chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu. Họ chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh và chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng học sinh.

 

 Tạm kết:  Vẫn biết rằng, môn ngữ văn là một bộ môn không phải dễ học nhưng với tình trạng như trên thực sự đã dóng lên một hồi chuông cảnh báo về nhu cầu và ý thức học tập của một bộ phận học sinh ngày nay đối với môn học này. Nên chăng giáo viên, các bậc phụ huynh và các gia sư tại nhà cần đầu tư và tìm phương pháp dạy phù hợp hơn nữa để nâng cao chất lượng học tập của con em mình?

 Trung tâm Gia sư Đức Minh
 

Thong ke