Trước hết, chúng ta cần phân tích bài tập, một bài Hóa học bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhiều dữ kiện mà 2 yếu tố chủ đạo là: phương pháp giải toán và hiện tượng Hóa học xảy ra trong bài đó. Vì lẽ đó, việc phân tích rạch ròi các yếu tố này là không hề đơn giản, hơn thế nữa, các bài tập trong đề thi đại học luôn có độ phức tạp và nhiều giai đoạn trung gian. Để làm tốt bạn cần những kinh nghiệm giải Hóa nhanh, nếu không dù bạn học tốt đến đâu cũng không thể làm kịp tất cả các bài trong đề thi đại học. Dưới đây là một số phương pháp giải Hóa nhanh, thường được áp dụng vào đa phần các bài tập hóa. Chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc luyện thi đại học môn Hóa.
1, Phương pháp đường chéo
Kỹ thuật đường chéo được sử dụng rất rộng rãi trong giải toán Hóa học, được sử dụng trong hầu hết các bài toán có sử dụng “phương pháp trung bình” (chú ý là chỉ trong hỗn hợp 2 thành phần).
Bản chất của kỹ thuật này là công thức giải hệ phương trình bấc nhất 2 ẩn, nói cách khác nó là sự hình ảnh hóa định thức cấp 2 trong công thức Crame
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là hạn chế được số ẩn trong bài toán, nhanh gọn và trình bày trực quan
2, Phương pháp ghép ẩn số - những biến đổi đại số
Luôn gắn liền với việc đặt ẩn và giải hệ phương rình, tuy nhiên số phương trình lại ít hơn số ẩn do đó không thể giải ra được các nghiệm. Tuy nhiên, kết quả bài toán vẫn có thể tìm ra được nhờ sự biến đổi linh hoạt các phương trình đã có về biểu thức cần tính.
Phương pháp này chỉ dùng để tính toán giá trị của các đại lượng, các biểu thức chứ không giải quyết được các bài toán tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo
Phương pháp ghép ẩn số thực tế rất “trâu bò” và thường có phương pháp khác hay hơn thay thế. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm là chỉ đòi hỏi các kỹ năng biến đổi thông thường, nên thích hợp với các bạn có kiến thức trung bình
3, Phương pháp bảo toàn e
Khi có nhiều chất oxi hóa hoặc chất khử trong hỗn hợp phản ứng (nhiều phản ứng hoặc phản ứng qua nhiều giai đoạn) thì tổng số mol e mà các chất khử cho phải bằng số mol e mà các chất oxi hóa nhận”. Tức là: n e nhường = n e nhận.
Mấu chốt quan trọng nhất là học sinh phải nhận định đúng trạng thái ban đầu và trạng thái cuối của các chất oxi hóa khử, nhiều khi không cần quan tâm tới cân bằng phản ứng. Phương pháp này đặc biệt lý thú đối với các bài toán phải biện luận nhiều trường hợp xảy ra
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 1.2 gam Kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0.224 lít khí N2 duy nhất ở đktc . Kim loại M
A- Mg B- Fe C- Al D- Cu
Hướng dẫn : Chọn đáp án A
Số mol của N2 = 0.01 . Theo bảo toàn e có
M- n(e) Mn+ 2N+5 + 10 (e) N2
0.1/n 0.1 0.1 0.01
Suy ra M = 12n Lập bảng M= 24 ( Mg)
4, Phương pháp tăng giảm khối lượng
Chủ yếu được áp dụng cho các bài toán vô cơ đơn giản. Ưu điểm của phương pháp này là không cần phải giải toán theo hệ như phương pháp đường chéo
Giả sử có phản ứng : aA + bB -> dD + eE
Căn cứ vào phản ứng trên ta biết được cứ a mol chất A phản ứng tạo d mol chất D thì khối lượng tăng hoặc giảm m gam.
Căn cứ vào đề tài ta biết được chất A phản ứng tạo ra chất D khối lượng tăng hoặc giảm là m’ gam. Từ đó ta sẽ tính được số mol của chất A, chất B và suy ra kết quả mà đề bài yêu cầu.
Ví dụ 5: Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M’CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 1,12 lít. B. 1,68 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
Hướng dẫn giải
4 gam 5,1 gam x mol mtăng = 5,1 – 4 = 1,1 gam
+60 +71 1 mol mtăng = 11 gam
= 0,1 (mol) => V = 0,1.22,4 = 2,24 lít Đáp án C.
5. Phương pháp bảo toàn nguyên tố
Trong các phản ứng thông thường, các nguyên tố luôn luôn được bảo toàn. Điều này có nghĩa là :”tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố bất kì trước và sau phản ứng luôn bằng nhau
Phương pháp này thường áp dụng cho bài toán xảy ra nhiều phản ứng và đề giải nhanh ta chỉ cần thiêt lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất
Ví dụ: Khử hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần dùng 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt m thu được sau phản ứng là:
A. 18g B. 19g C. 19,5g D. 20g
Giải:
FeO + CO = Fe + CO2
Fe2O3 +3CO =2Fe + 3CO2
Theo bài: CO lấy oxi của oxit tạo thành CO2
Theo định luật bảo toàn nguyên tố:nO của oxit= nCO = 0,1 (mol)
→ mO của oxit = 0,1 . 16 = 1,6 (gam)
→ Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là: 20,6 – 1,6 = 19 (gam)
Đáp án B.
Kết:
Môn Hóa thi theo hình thức trắc nghiệm. Vì vậy, kiến thức rất rộng. Bạn không thể chỉ học Hóa lớp 12 mà có thể thi đại học được điểm cao. Bạn cần thường xuyên ôn lại kiến thức lớp 10,11 để có một kiến thức vững vàng trước kỳ thi. Ngoài ra bạn cần có kinh nghiệm, các phương pháp giải Hóa nhanh để khi vào bài thi bạn có thể có đủ thời gian làm tất cả bài thi. Lúc đó chắc chắn bạn sẽ có một kết quả tốt môn Hóa. Chúc các bạn ôn thi Đại học hiệu quả!
Trung tâm Gia sư Đức Minh
TRUNG TÂM GIA SƯ ĐỨC MINH - CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC MINH
© Copyright giasuducminh.com. All rights reserved - Designed by Công ty TNHH Giáo dục và Đào tạo Đức Minh