Các bước làm bài văn nghị luận

Gia-su-van-9

Kiểu bài nghị luận văn học thường xuất hiện trong kì thi vào THPT

Tái hiện kiến thức

Trước hết cần liệt kê để học sinh thấy được có các dạng nào ở kiểu bài nghị luận văn học trong chương trình lớp 8 và lớp 9.

Ứng với từng dạng thì có cách lập luận như thế nào? Dẫn chứng cần lấy ở trong tác phẩm hay đời sống hàng ngày...?

Phân tích đề bài

Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Muốn thực hiện tốt bước này cần đọc kĩ đề bài , gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có).

Sau đó xác định yêu cầu của đề qua việc tìm hiểu nội dung của đề cũng như tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.

Lập dàn ý cho bài viết

Lập dàn ý là khâu trung gian giữa đề bài và bài viết. Nhờ nó mà luận đề bước đầu được cụ thể hóa thành một hệ thống những ý lớn, ý nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung. Nói cách khác, dàn ý là cái sườn mà người viết dựa vào để  định hướng về nội dung, tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, lan man. Dàn ý còn giúp người viết phân bố thời gian hợp lý trong quá trình làm bài.

cac-buoc-lam-bai-van-nghi-luan

Đây được coi là bước rất quan trọng khi làm bài văn nghị luận

Văn nghị luận hấp dẫn ở nhịp điệu, ở hơi văn, khí văn và hình ảnh mà tác giả sử dụng. Một bài văn nghị luận đặc sắc bao giờ cũng toát lên ở đó vẻ đẹp của trí tuệ và tâm huyết của tác giả.

Với những nội dung như đã chia sẻ ở trên, hi vọng các gia sư Văn sẽ giúp các học sinh của mình đạt được điểm cao trong các bài viết về văn bản nghị luận!

Trung tâm Gia sư Đức Minh

Thong ke