Câu chuyện gia sư: Vấn nạn bạo lực học đường hiện nay
Bạo lực học đường gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý học sinh. Các em học sinh là đối tượng bị bạo lực, bị các bạn học đánh, tẩy chay, cô lập, nói xấu, gây áp lực, quay video tung lên mạng…. Hậu quả của việc bạo lực học đường khiến nhiều học sinh phải bỏ học, chịu nhiều di chứng về cả thể xác lẫn tinh thần. Tột cùng nhất của vụ việc bạo lực học đường là nhiều học sinh đã tự tử.
Cách đây một năm, vụ việc nam sinh lớp 8 ở Yên Bái đã tự tử vì bị bắt quỳ giữa đường lại một lần nữa bùng lên nỗi đau vấn nạn bạo lực học đường.
Nguyên nhân vấn nạn bạo lực học đường bắt nguồn từ các trang web nội dung không lành mạnh trên internet
Sự bùng nổ của mạng internet, nhu cầu kết nối, thể hiện bản thân trên mạng trở thành xu hướng, trào lưu sống ảo không nhỏ của các học sinh. Internet không xấu nhưng nó sẽ xấu nếu người sử dụng chọn lọc các thông tin sai trái. Việc quay video tung lên mạng trở thành trào lưu, các video càng có tính thời sự càng được thu hút chú ý. Sự thích thể hiện bản thân cũng như muốn được biết đến khiến các em học sinh có những hành vi sai trái.
Sự thờ ơ của dư luận xã hội
Vì sao các video quay về các học sinh đánh nhau trong lớp hay ngoài trường lại có lượt view cũng như tương tác cao. Vì phần lớn những người xem là người hiếu kỳ, thích nhiều chuyện và vốn tính tò mò. Tâm lý của con người thường là thích xem những người có hoàn cảnh kém hơn mình, bày tỏ sự thương xót. Dù là nhận xét bình luận như nào trên mạng, nhưng người đó đều đã góp phần thêm vào việc lan truyền các video bạo lực học đường. Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng: đó không phải mình, cũng không phải người mình biết, chỉ là kẻ xa lạ trên mạng mà thôi.
Còn những kẻ chứng kiến vụ bạo lực thì sao? Suy nghĩ đơn giản của họ là tránh đi để khỏi phiền phức. Còn số còn lại thì lại sẵn sàng rút điện thoại ra để quay lại video chứ không phải là báo thầy cô hay những người có thẩm quyền.
Các học sinh đi bạo lực các học sinh khác để thỏa mãn bản thân, xả stress
Môi trường gia đình là yếu tố đầu tiên tác động đến nhận thức đến tính cách cũng như đối nhân xử thế của con trẻ. Một đứa trẻ lớn lên trong gia đình hòa thuận, hạnh phúc và được sự quan tâm của cha mẹ sẽ có kỷ luật tốt và nhận thức hành vi đạo đức chuẩn xác. Ngược lại các học sinh lớn lên trong gia đình bố mẹ thường xuyên cãi vã, không hạnh phúc, thiếu tình thường lại rất dễ sa ngã.
Các học sinh này thường có sự ganh tị, ghen ghét và ích kỷ, khi thấy các học sinh khác có điều kiện hoàn cảnh tốt hơn minh sẽ đố kỵ và gây tổn thường đến người khác. Theo nghiên cứu, các học sinh thường bị bố mẹ đánh mắng ở nhà sẽ có xu hướng đi bạo lực học sinh ở trường hơn.
Những học sinh đi bạo lực người khác hay những kẻ ngoài cuộc quay video đều là đáng trách. Nhưng suy cho cùng những vấn nạn này lại bắt nguồn từ chính môi trường đã đẩy các học sinh đó vào hành vi sai trái. Vậy cũng chẳng phải chính là do cách giáo dục của gia đình và nhà trường hay sao. Các bậc cha mẹ hãy quan tâm đến con cái mình nhiều hơn, bất kể con mình là kẻ bạo lực hay bị bạo lực trong cái vấn nạn đáng sợ đó.
Bảo vệ con em mình khỏi bạo lực học đường. Phản đối bạo lực học đường!
Trung tâm gia sư uy tín Đức Minh – địa chỉ tin cậy của hàng nghìn bậc phụ huynh và học sinh trong suốt 15 năm qua, tự tin sẽ truyền đạt không chỉ các kiến thức trên trường lớp bài vở mà còn dạy cho các em về đạo lý làm người, thấu hiểu tâm sinh lý ở học sinh. Chúng tôi có các giáo viên, gia sư giỏichuyên giáo dục đặc biệt cho các em học sinh gặp vấn đề về tâm sinh lý hay các tật bẩm sinh.
Liên hệ trung tâm gia sư Đức Minh để tìm được gia sư giỏi tại nhà cho con em học sinh của các bậc phụ huynh.