Được biết, cứ chuẩn bị kiểm tra một tiết, học kì mỗi môn, các thầy cô lại cho học sinh một vài dạng đề (đối với môn tính toán) và câu hỏi chi tiết (đối với môn xã hội). Vậy là sắp kiểm tra một tiết, sắp kiểm tra học kì, học sinh lại cầm trên tay “đề cương” để về ôn. Những câu hỏi, dạng bài tập khá hạn chế được thầy/cô chữa kĩ càng. Dù gia sư, bố mẹ hay anh chị dạy dỗ, kèm cặp trong bao lâu đi nữa cũng không thể bằng được nội dung của đề cương trong tay các em. Các em chỉ cần nghe cô giảng, về tìm tòi làm (số này rất ít) hoặc hỏi, nhờ làm rồi học thuộc và mang đi thi. Từ việc học hiểu, các em quay sang ôn thi cuối kì. Và đương nhiên, điểm cao, thành tích tốt. Đó là những gì phần đa phụ huynh và giáo viên cần.
Số phận của một số bạn gia sư cũng vì thế mà chao đảo theo. Chỉ quãng thời gian ngắn học sinh được gia sư kèm để đi thi học kì, kết thúc thì gia sư cũng hết “tác dụng”. Phần đa, các bạn gia sư rơi vào hoàn cảnh này chắc hẳn sẽ rất buồn và thất vọng. Nhưng với những gia sư tâm huyết, có cái tâm của người làm giáo dục thì đó còn là sự trăn trở, khắc khoải, bởi hơn ai hết họ biết được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, sẽ là những lời tâm sự, chia sẻ, lo lắng khi con được nhận xét là “mất gốc”, và phụ huynh cuống cuồng đi tìm gia sư tại nhà cho con để cho con có thể tham gia các kì thi chuyển cấp.
Phụ huynh nghĩ gì về “đề cương ôn thi quá “tủ”?
“Không quan trọng! Đề cương ôn thi có sát, có “tủ” thì con mình mới được điểm cao”. Đó là ý kiến mà chúng tôi nhận được khi phỏng vấn một số phụ huynh của một trường tiểu học. Bậc làm cha mẹ luôn muốn con mình đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh suất sắc nhưng chính họ không hiểu rằng vô tình đang biến con mình thành những gì đáng tự hào để có thể đem đi khoe, đang hạn chế sự phát triển, kìm hãm sự cố gắng của trẻ….. Vô hình chung, phụ huynh đã gieo rắc vào đầu những đứa trẻ sự ỉ lại và gián tiếp tuyên truyền cho chúng cái gọi là bệnh thành tích ấy.
Chỉ có số rất ít phụ huynh nói, nhiều khi cũng không hài lòng lắm vì con cứ hồn nhiên cầm đề cương về nhà và tự tin nói với bố mẹ và thậm chí là tuyên bố với gia sư rằng:
“ Chỉ cần làm đề cương rồi con học thuộc là được. Có mỗi mấy câu này, dễ ợt. Chắc chắn trăm phần trăm là trúng vì cô con bảo thế.”
Họ và chúng tôi đều không hiểu những gì các cô/thầy dạy các con trong cả kì bây giờ đang ở đâu? Học cả kì vất vả, rèn kĩ năng này, kĩ năng nọ để cuối cùng về làm và học thuộc mấy bài là xong thôi sao?
Học để lấy kiến thức, thi để đánh giá năng lực thật sự hay học chỉ để gọi là có học, có quá trình dạy và thi chỉ để lấy thành tích? Đó là vấn đề làm đau đầu không ít những nhà giáo có Tâm, trăn trở cùng nỗi lo mang tên “chất lượng giáo dục”.
Khi thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức và quốc gia phát triển là quốc gia có giáo dục phát triển và trình độ dân trí cao. Việt Nam phải làm gì trong quá trình toàn cầu hóa đó, để chúng ta không bị tụt lại và nới dài khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều đó phụ thuộc phần lớn vào công học tập của các em học sinh. Chúng tôi xin mượn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh thay cho lời kết, với mong muốn ở Giáo dục Việt Nam, các bậc phụ huynh và học sinh hãy sống “thật” để chúng ta có thể hiên ngang ngẩng cao đầu sánh vai cùng các cường quốc: “Non sông Việt được hay không, chính nhờ Nam có trở lên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu một phần lớn ở công họ tập của các em”.