Những người nhấn nút “pause” cho việc thi Đại học: Họ nghĩ gì?

Phạm Huỳnh Thủy Tiên là một trong số những người chọn không tham gia kỳ thi Đại học năm nay. Hiện nay, bạn ấy đang đầu quân cho một công ty người mẫu ở Việt Nam.  Tiên dự định sẽ chọn một ngôi trường quốc tế, nhưng do trình độ tiếng Anh vẫn chưa thật sự vững chắc, nên Thủy Tiên quyết định tạm hoãn năm nay để tập trung thời gian học ngoại ngữ.  Thủy Tiên chia sẻ "Khi đưa ý kiến này với gia đình, mọi người dường như đều ủng hộ và bố mẹ cũng cho rằng như vậy sẽ tốt hơn cho mình sau này. Dù gì có thêm một năm để học thêm thì cũng chắc chắn hơn".

Trường hợp của Thủy Tiên có phần hơi may mắn khi cô nhận được sự đòng thuận của gia đình, nhưng những trường hợp khác, để có thể “tạm dừng” kì thi đại học năm nay thì các bạn phải rất khó khăn mới có thể thuyết phục được bố mẹ của mình.

 Thuận là con cả trong một gia đình bố mất sớm khi cậu mới 6 tuổi,  Thuận là niềm hi vọng mà mong đợi của mẹ vì trong suốt 2 năm học ở phổ thông, cậu luôn nằm trong top đầu của lớp. Cậu còn luôn cố gắng để trở thành nhà phân tích Tài chính giỏi nhất trong ngành. 

Chia sẻ về vấn đề của mình, Thuận tâm sự: "Đến năm lên lớp 11, mình chợt nhận ra rằng, số kiến thức mà có thể thu nhận và áp dụng vào thực tế sau khi tốt nghiệp ở môi trường Đại học là không cao. Trước đó có rất nhiều anh chị đã tốt nghiệp, và đi làm được 2 năm chia sẻ với mình rằng, sau vài năm "bương chải", mọi người mới ngỡ ngàng nhận ra số kiến thức học được ở giảng đường mà có thể áp dụng vào công việc thực tế dường như vượt không quá 30%. Lại còn khi học ở trường, mọi người không được thực hành thường xuyên, nên có khá nhiều thứ khi đi làm rồi cũng không thể nhận ra đó là kiến thức từng được dạy. Nếu may mắn chọn được công việc cùng nghề thì có thể con số ấy sẽ vượt nhiều hơn một chút.

 Hơn nữa, mình nhận ra rằng công việc mà bản thân đã chọn cần kinh nghiệm, khả năng thích ứng và mối quan hệ nhiều hơn. Vì thế mình mới quyết định trong một năm này sẽ đi làm các công việc bán thời gian để tích lũy kinh nghiệm, như vậy sau này sẽ tốt hơn.

 Có một lần mẹ nói với mình thế này: "Rõ là ngựa non háu đá, không biết lượng sức mình hả con? Ngoài đường đầy đứa thất nghiệp chỉ mong kiếm tiền lên đại học mà bây giờ lo cho nó tới nơi tới chốn thì nó lại không thèm học. Đâu phải nghèo túng hay không thèm lo cho nó đâu mà giờ nó lại bỏ học. Rồi làm sao mà vác cái mặt đi gặp bà con, chú bác,..." Mẹ đã bị kích động như thế sau khi nghe mình rủ rỉ lần đầu tiên. Nên mình đã hứa sẽ làm việc chăm chỉ, bảo lưu điểm số và nếu sau một năm kết quả mình gặt được thật sự không như mẹ mong đợi thì mình sẽ tiếp tục con đường Đại học như mẹ mong muốn".

 

gia-su-duc-minh-suy-nghi-khi-chon-nhan-nut-pause
Gap year

                              

Với học sinh Việt Nam thì việc tạm gác lại con đường Đại học vẫn còn khá mới mẻ. Nhưng chuyện này không gì đặc biệt và còn thường được nhắc tới bằng tên gọi "Gap year" ở các quốc gia khác, đặc biệt là châu Âu. Trong khoảng thời gian này, các bạn sẽ được nghỉ ngơi, đi làm thêm, du lịch để tích lũy kỹ năng ngoài cuộc sống thực tế,... hoặc ôn tập để có một bảng Profile thật ấn tượng trước khi ứng cử vào trường Đại học nào đó. Đây cũng là cách mà với các bạn chuẩn bị con đường du học thường chọn để thực hiện.

"Năm nay mình chỉ thi xong tốt nghiệp là có một năm nghỉ ngơi, vì sau đó mình sang Đức du học. Mình muốn một năm này tranh thủ tạo cái gì đó ấn tượng cho bản thân, bởi cuộc sống mình trước đây "nhạt" quá. Giờ xem như dành chút thời gian bỏ thêm chút "muối" cho nó đậm đà hơn (cười).

 Thấy các bạn trong lớp bơi trong đề cương, tài liệu, sáng sớm bảnh mắt là tới trường, rồi tận 9, 10 giờ khuya mới về nhà, ăn uống thì lại thất thường, đứa nào cũng bảo mình thật sung sướng. Nhưng ngẫm lại cũng thấy mình đã mất cơ hội trải qua khoảng thời gian đặc biệt của đời học sinh Việt Nam rồi".Bạn Bùi Hữu Khánh, học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân tâm sự.

                    

Ảnh minh họa

 Tuy nhiên, cả ba bạn đều đồng thuận rằng cách này hơi mạo hiểm, vì không ai giám chắc con đường phía trước của mình có thành công hay không. Vì thế, để có thể đưa ra quyết định nhấn nút “pause” cho việc thi Đại học thì các bạn cần phải có sự bàn bạc thật kĩ với gia đình và cần được sự đồng thuận của gia đình. Khi đã quyết định nhấn nút thì nên dành thời gian suy nghĩ để lên kế hoạch đường đời, kế hoạch của bạn càng chi tiết và cụ thể và tiên lượng những khó khăn có thể xảy ra và cách ứng phó với nó thì khả năng thành công của bạn càng lớn đó.

Gia sư hà nội chúc các bạn có một sự lựa chọn đúng đắn, nhấn nút “pause” hiệu quả nhé!

Trung tâm Gia Sư Đức Minh

Thong ke