Như ta biết, nghề nào cũng có kĩ thuật hành nghề của mình. Nghề dạy cũng có kỹ thuật riêng của nó. Nhiều lần đã nói đến, hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất với nhau trong cùng một quá trình và không hoạt động nào thay thế cho hoạt động nào. Hoạt động của người giáo viên không có mục đích riêng cho mình mà nhằm mục đích tạo ra hoạt động nhận thức tích cực của học sinh. Quan niệm này dẫn tới một kĩ thuật dạy học hoàn toàn khác với kĩ thuật "rót tri thức" (thầy giảng và trò ghi). Đặc điểm nổi bật của kĩ thuật dạy học mới là giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động của trò nhằm lĩnh hội tri thức. Việc tổ chức này dựa trên cơ sở nắm vững con đường mà loài người đã đi trong khi phát hiện ra tri thức đó. Vì chỉ có cách đó, học sinh mới thực sự nắm được logic nội tại của khái niệm, nắm được chân lí khoa học.
Nắm vững kĩ thuật dạy học được biểu hiện ở chỗ:
- Nắm vững kĩ thuật dạy mới, tạo cho học sinh ở vị trí "người phát minh" trong quá trình dạy học.
- Truyền đạt tài liệu rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở lên vừa sức với học sinh.
- Gây hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực và độc lập.
- Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, học tập, khắc phục sự suy giảm của hoạt động trong giờ giảng, thái độ thờ ơ, uể oải.
Tóm lại, Trung tâm gia sư cho rằng: nắm vững kỹ thuật dạy học là nắm vững kĩ thuật tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh qua bài giảng và đạt đến mức như là năng lực. Việc hình thành một năng lực như vậy, nắm vững được kĩ thuật dạy học nêu trên quả không dễ dàng. Trái lại, nó là kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện tay nghề hết sức công phu của những con người mang sứ mệnh cao cả - truyền dạy tri thức cho thế hệ sau.