Vẫn biết rằng, ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, có nhiều dịch vụ công nghệ truyền thông đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống mạng Internet. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh vào con đường hội nhập và giúp cho mọi người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ, thành những “công dân toàn cầu”. Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực đó thì học sinh cũng bị ảnh hưởng lớn bởi thời đại công nghệ số, khi cha mẹ khan hiếm thời gian nuôi dạy con và trẻ không có nhiều thời gian tương tác với bạn bè mà ẩn mình vào thế giới ảo.
Mùa hè - Mùa game lên ngôi
Trong bộ phim The Social Network có một câu nói khá nổi tiếng: “Ngày xưa chúng ta sống trong hang động, sau đó sống trong thành phố, bây giờ chúng ta sống trên mạng”. Thực trạng “sống trên mạng” của giới trẻ được thể hiện rất rõ khi chúng ta thấy ở việc trẻ nghiện game online. Kết thúc năm học, nhiều trẻ em hào hứng với việc được chơi Game online “đã đời” trong mùa hè. Sự thiếu nghiêm khắc của cha mẹ đôi khi khiến con em mình “chìm sâu vào những trò chơi này.
Hè đến, khi các lịch học của trẻ Tiểu học được giảm bớt, thậm chí có trẻ được các vị phụ huynh cho nghỉ hoàn toàn mà không cần có sự giúp đỡ của các bạn gia sư tại nhà thì đây là thời điểm mà các em tự do tung hoành với những sở thích cá nhân mà không có người quản lí.
Thậm chí có phụ huynh còn lựa chọn cho con chơi game như một hình thức “ chói chân” trẻ ở nhà khi phụ huynh đi làm.
Ngày nghỉ hè đầu tiên, Thế Anh, cậu con trai 8 tuổi của chị Mỹ Hương (35 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã cùng nhóm bạn thân ở lớp “nướng thời gian” ở cửa hàng điện tử gần nhà. Chị cho biết: “Cháu vừa kết thúc năm học xong, nên để cháu có một thời gian “xả hơi” cùng bạn bè cho thoải mái. Hơn nữa, đó cũng là phần thưởng cho thành tích học tập khá tốt của cháu trong năm vừa qua”. Tuy nhiên, chị Hương cũng phải thú nhận rằng, Thế Anh rất “nghiền” Game online, nếu không có sự can thiệp, bé sẽ chơi không ngừng nghỉ.
Giống như chị Mỹ Hương, anh Văn Dũng (43 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có một câu con trai là “tín đồ” của Game Online. “Tôi lo lắng không biết thời gian tới sẽ quản lý cháu ra sao bởi con được nghỉ học nhưng bố mẹ vẫn đi làm. Chúng tôi không thể nhốt cháu trong nhà được, nhưng để cháu ra ngoài thì chắc chắn “cu cậu” lại ra hàng chơi Game online hoặc tới nhà bạn chơi cùng bạn”, anh Dũng chia sẻ. Anh cho biết thêm, không chỉ “quý tử” nhà anh mà nhiều bạn bè cùng lớp với bé, đặc biệt các bạn nam cũng rất “mê mẩn” Game online: “Các cháu có thể chơi liên tục hàng giờ không cần ăn uống, chẳng nói gì tới việc học hành”
Game online – Hậu quả khôn lường
Tuy nhiên, phía sau “mùa Game online” là những hệ quả xấu về cả thể chất lẫn tinh thần đối với các em.
Nhiều phụ huynh đã phải rất khó khăn để “cai nghiện” cho con sau hè và đưa trẻ trở lại với guồng quay thường nhật trước khi nghỉ hè.
Dù đã được báo chí cảnh báo nhiều về tác hại của Game online nhưng vì thương con, chiều con; nhiều phụ huynh vẫn dễ dãi trong việc để con em mình “mê mệt” các trò chơi này.
Không ít người đã “hết hồn” khi con em mình bình thường ngoan ngoan, lễ phép nhưng lại sẵn sàng văng tục, chửi bậy, có những lời lẽ và hành vi “không hiểu nổi” khi chơi Game online cùng bạn bè. Đó cũng chính là “mầm mống” của những vụ hiếp dâm, giết người, cướp của… ở tuổi vị thành niên mà báo chí liên tục đăng tải trong thời gian qua. Những vụ việc đó đã phần nào phản ảnh tác động xấu của các trò chơi trực tuyến đối với trẻ em – đối tượng chưa hoàn thiện về nhân cách cũng như thiếu bản lĩnh trước cám dỗ.
Chơi Game online quá nhiều dễ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng xấu, giảm lượng cơ trên cơ thể; đầu óc mụ mị, học hành sa sút. Đặc biệt, thị lực của các em nhanh chóng bị giảm sút.
Trên đây chỉ là một vài hậu quả mà trung tâm gia sư hà nội muốn đề cập khi các em học sinh Tiểu học sẽ gặp phải khi nghiệm game. Mong các bậc phụ huynh có thể tìm được cho con những trò giải trí trong tốt nhất để trẻ có thể tránh được những trò chơi mà ảnh hưởng tới nhân cách của học sinh.