Gia sư cần dạy trẻ kĩ năng trình bày bài kiểm tra

Kỹ năng trình bày bài thi, bài kiểm tra (ở đây gọi chung là kỹ năng trình bày) là kỹ năng sắp xếp, tổng hợp các bước, các quá trình để hoàn thành nội dung yêu cầu đề bài đặt ra hay kết quả cần tìm.

 

gia-su-day-kem-ki-nang-trinh-bay-ba

Trẻ tự tin khi có kỹ năng trình bày bài kiểm tra

 

Khi chúng hầu hết các đề thi tuyển hiện nay phần trắc nghiệm chiếm một vị trí không nhỏ thì các bạn học sinh và gia sư có vẻ lơ là việc rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra và bài thi. Tuy nhiên, ở các kì thi trong các cấp học, bậc học vẫn thường xuyên có những bài thi, kiểm tra đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng trình bày.

Chính vì những lý do này, nhằm tránh rủi ro nhỏ nhất gặp phải trên con đường chinh phục giấc mơ của học sinh.  Các bạn Gia sư cần phải rèn luyện chotrẻ kỹ năng trình bày bài vở thật tốt song hành với quá trình “tu luyện”

 

1. “Trước chiến trận phải trang bị vũ khí”

 

Nắm chắc kiến thức là cơ sở quan trọng nhất để bạn tự tin “múa võ” trên bài thi. Nếu có cái đầu trống rỗng thì không cần quan tâm đến mình trình bày như thế nào, bắt đầu từ đâu nữa. Lý thuyết đưa ra để học tập tốt, nắm chắc kiến thức thì quá nhiều rồi, ở đây chúng ta sẽ không nhắc lại.

 

2. “Luyện công thường xuyên”

 

Phải rèn được cho trẻ thói quen tự giác trình bày bài vở một cách khoa học và chính xác. Các bạn cần lưu ý phân biệt trình bày khoa học khác với trình bày đẹp. Việc trình bày khoa học đảm bảo về mặt tư duy rõ ràng, rành mạch còn việc trình bày đẹp thì nói tới tính thẫm mĩ. Do đó tránh sa đà vào việc rèn cho trẻ trình bày đẹp mà quên mất cái chính vẫn là kiến thức và trình bày logic, hợp lí.

Cần rèn cho trẻ có tâm lí thật tốt khi làm các bài kiểm tra, bài thi. Các bạn gia sư  có thể cho trẻ luyện đề, làm các phiếu bài tập trong thời gian tương ứng với trên lớp và chấm chữa một cách cẩn thận.

 

Trẻ làm bài kiểm tra

 

3. Kiểm tra kĩ lưỡng

 

Trẻ thường rất thích thể hiện mình, đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở. Do đó các bạn gia sư cần thường xuyên nhắc nhở trẻ nếu đã làm xong hết bài thi thì nên đọc soát lại một vài lần. Chịu khó chờ đợi và hạ cái tôi của mình xuống một chút; ra khỏi phòng thi sớm chẳng ai khen mình, chẳng oai gì. Kinh nghiệm rất rất nhiều trường hợp ra sớm rồi; câu than thở quen thuộc là: “giá như”, “ối trời” và “lần sau rút kinh nghiệm”…

Chúc các bạn thành công!

Trung tâm Gia Sư tại nhà Đức Minh

Thong ke