Mỗi người bước ra cuộc đời đều sẽ có một lựa chọn khác nhau, nhưng rồi khi ngoảnh đầu nhìn lại vẫn sẽ chung một hướng, một kỷ niệm tươi đẹp sống mãi với tuổi thơ. Đó là ngôi trường làng. Đúng vậy, chẳng phải ai cũng có thể sinh ra ở một thành phố lớn, học tập ở một môi trường đầy đủ và hiện đại. Ngôi trường làng với mái rơm mái ngói, bộ bàn ghế sắt cũ kỹ đã rèn dũa biết bao thế hệ học sinh thành người có ích cho xã hội, nhiều doanh nhân nổi tiếng như hiện nay.
Trường làng thời xưa còn thiếu thốn lắm
Trường làng tôi ngày xưa ít lớp lắm, mỗi khối chỉ có 3 lớp lúc vào lớp 1, nhưng rồi từ lớp 2 trở đi thì chỉ còn lớp A và B. Hai lớp ngày xưa ganh đua nhau từng tí một, thầy cô lúc nào cũng so sánh. Ấy thế mà thời tôi đã vẫn chưa gọi là trường làng đâu vì trường đã xây gạch và xi măng to đẹp rồi không còn mái ngói lụp xụp như thời bố mẹ mình nữa.
Tôi chỉ được nghe kể lại về “chiến tích” học tập của chính những người thầy, người cô của mình xoay quanh mái trường mà thôi. Trường làng chỉ đơn giản là một cái bảng đen dùng dây thép treo móc lên, bàn học có thể là bất cứ thứ gì, may mắn thì là bàn gỗ còn không thì là chậu hay tảng đá bằng.
Trang bị học tập nghèo nàn
Trường làng cũng chẳng quy định học sinh phải mặc đồng phục, chỉ cần có một bộ quần áo trắng quần dài là được. Tôi nhớ lắm thầy giáo tôi kể, thầy chỉ có duy nhất một bộ đồ đi học, khi tan học về cái là phải cởi ra giặt cho sạch phơi lên khô mai mới có cái mà mặc tiếp. Cài thời mà con đường còn trải đất và sỏi chứ làm gì có trải xi măng như hiện tại. Những đôi chân trần nhỏ bé cứ thoăn thoắt đi trên con đường mấy cây số, ríu rít từng đàn tới lớp. Tay cắp chiếc túi bao tải nhét mấy cuốn tập và cây bút. Lại nói đến thời viết bút mực, cây bút mực ngày xưa đâu có được loại bơm mực như bây giờ, là loại chấm vào lọ mực rồi viết. Mà một lọ mực thời xưa hiếm hoi lắm, đắt lắm, nào có thể mua.
Ngày xưa ở các nhà thường trồng mấy cây mực dày đặc quả chi chít để đem bán, lũ học sinh lấy mấy quả đó trộn nát lên đổ với mực bình thường thế là có lọ mực ngon lành xài. Thời đấy mọi người tự hỏi một quyển vở, một tờ giấy trắng có giá trị ra làm sao.
Sáng đi học, chiều được nghỉ thì cả hội lại dắt nhau đi chăn trâu, vừa chăn trâu vừa học bài, chúng dùng gạch vẽ lên nền đất, lấy lá vẽ thành bài học. Vừa chăn trâu vừa ngâm nga bài giảng buổi sáng. Chiều về thì phải tranh thủ học không tối lại không có đèn sáng mà học bài.
Chẳng phải cũng có câu chuyện học bằng đèn đom đóm của Mạc Đinh Chi hay sao, hay tấm gương học tập buộc tóc lên cao để thức đêm học bài của Cao Bá Quát. Với thời đại mà cái gì cũng thiếu thốn, người ta thường có ý chí vươn lên để thoát khỏi cuộc sống khó khăn.
Giờ quay lại các câu chuyện về học tập của học sinh hiện nay. Phần lớn các thầy cô đều nói các em học thụ động lắm, không thích học mà chỉ thích chúi đầu với mấy món đồ chơi công nghệ. Giờ ra chơi xưa và nay khác lắm, nếu các em ngày xưa chơi vui với đủ trò nhảy dây, đuổi bắt, bịt mắt bắt dê thì giờ đây ai nấy đều cắm mặt vào chiếc điện thoại bàn về chiến tích “cày game” của mình.
Nếu coi học tập là nghĩa vụ thì không sai nhưng cũng không nên cho rằng học tập là điều bắt buộc, làm để chống đối. Nếu bản thân học sinh không tự nhận ra được tầm quan trọng của việc tự học thì sẽ không bao giờ có được kết quả tốt cả.
===============================
Với kinh nghiệm tư vấn và cung cấp gia sư giỏi dạy kèm tại nhà trong suốt 15 năm qua, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh, gia sư Đức Minh tiếp tục vẫn là địa chỉ trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Liên hệ trung tâm gia sư Đức Minh để được tư vấn tìm gia sư giỏi dạy kèm tại nhà theo yêu cầu môn học, trình độ.