Triệu chứng của rối loạn tăng động, giảm chú ý

1. Tăng động giảm chú ý là gì?

 

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế, giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc. DHD bắt đầu sớm trong quá trình phát triển, thường là trước 5 tuổi. Rối loạn này có tỷ lệ mắc khá cao, ở lứa tuổi học sinh cấp I là 3-5%, hay gặp nhất ở 8 – 11 tuổi và tỷ lệ trẻ trai so với trẻ gái là 3/1; các triệu chứng thường giảm nhiều và một số mất đi khi đến tuổi trưởng thành. Ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%. 

tang-dong
Ảnh minh họa

2.  Triệu chứng của tăng động là gì?

 

-   Thứ nhất: Giảm sự chú ý được biểu hiện thường không hoàn thành tốt công việc do bỏ dở các hoạt động trong khi chưa hoàn thành.  Nhanh chóng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm do không chú ý tới việc đang làm.


     - Tăng hoạt động: biểu hiện bằng sự hoạt động quá mức, đặc biệt trong những hoàn cảnh đòi hỏi có sự yên tĩnh. Trẻ thường liên tục chạy nhảy, hoặc đứng dậy khỏi chỗ trong khi được yêu cầu ngồi yên, làm ồn ào do nói nhiều quá mức, hoặc không ngừng cựa quậy trong khi ngồi.


     -Thiếu kiềm chế: thiếu kiểm soát trong các mối quan hệ xã hội, dại dột trong những hoàn cảnh nguy hiểm, sự coi thường các qui tắc xã hội một cách xung động là nét đặc trưng của trẻ có rối loạn này.

 

Những rối loạn đi kèm:

 

-  Rối loạn lo âu: Từ 10-40% những trẻ đến khám lâm sàng có sự chồng lấp giữa ADHD và rối loạn lo âu. Sự hiện diện của rối loạn lo âu có khuynh hướng làm giảm đi cường độ của những tác động tiêu cực của rối loạn này. Đặc biệt trẻ có ADHD và rối loạn lo âu đi kèm sẽ có những hành vi ngoại hoá hơn (hành vi gây hấn…) và ít bốc đồng hơn. Theo cách này, lo âu có vẻ như làm giảm đi triệu chứng của ADHD. Trẻ em thuộc loại kém chú ý thường có rối loạn lo âu đi kèm hơn.

 

 Rối loạn khí sắcKhoảng 20-30% trầm cảm có thể xảy ra ở cả dạng nặng và nhẹ. Với tỷ lệ nếu có rối loạn khác đi kèm nữa thì yếu tố nguy cơ sẽ cao hơn ví dụ như nếu có rối loạn cư xử đi kèm, và đây là những trường hợp phức tạp.

 

-  Rối loạn học tập: Khoảng 19-26% trẻ có ADHD sẽ có khó khăn đủ để chẩn đoán là có rối loạn học tập và có khoảng 80% trẻ có rối loạn học tập đủ để trẻ bị thụt lùi 2 lớp so với trẻ cùng tuổi. Kết quả học tập thấp là hậu quả tự nhiên của trẻ có kiểu rối loạn kém chú ý vì do khó khăn trong duy trì chú ý vào nhiệm vụ , dễ bị xao nhãng, không theo được những hướng dẫn của giáo viên cũng như những yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Do đó gây khó khăn cho giáo viên và các bạn gia sư tại nhà

 

Trên đây là những triệu chúng của trẻ tăng động và những rối loạn đi kèm, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để phát hiện ra sớm để có biện pháp tác động làm cho quá trình phát triển của trẻ sau này được thuận lợi.

 

   Trung tâm Gia Sư Đức Minh

Thong ke