Tính đến thời điểm ngày 1/8/2017 đã có khá nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn theo đó không ít học sinh nhận được tin nhắn trúng tuyển của trường đại học mình đăng ký và cũng tương đối học sinh biết chắc rằng mình đã trượt.
Tâm lý thi trượt đại học của học sinh hiện nay
Theo công bố của thứ trưởng Bộ GD & ĐT Bùi Văn Ga, 2017 cả nước có 866.000 thí sinh đăng ký thi THPT Quốc gia, trong đó 640.000 thí sinh lấy điểm để tuyển vào trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Điều đáng chú ý là chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng trên cả nước thuộc Bộ GD & ĐT chỉ 392.000 đồng nghĩa với việc 250.000 thí sinh sẽ bị trượt.
Theo bác sĩ Lê Công Thiện (BV Tâm Thần Bạch Mai) chia sẻ, mấy năm gần đây, việc tư vấn tâm lý cho học sinh và gia đình sau kỳ thi THPT quốc gia khiến bệnh viện lâm vào tình trạng “rối tinh rối mù”. Hơn hết, đây là giai đoạn vô cùng khủng hoảng bởi những thông tin “tự tử vì thi trượt” ngày càng phổ biến.
Hiện nay, các diễn đàn thi trượt được mở ra liên tiếp, cứ 10 tâm sự của học sinh thì có đến 9 tâm sự nói đến tâm trạng cảm thấy nặng nề vì bố mẹ đã quá kỳ vọng, gia đình quá tự hào rồi thất vọng nặng nề, thậm chí là mắng mỏ, so sánh với con nhà người ta, gây áp lực,… khiến các em càng trở nên thu mình lại tâm lý càng trở nên tồi tệ.
Thi trượt là chuyện quá bình thường
Nhìn về các CEO nổi tiếng và các doanh nhân, nghệ sĩ thành đạt hiện nay, ta càng cảm thấy đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Chẳng hạn, CEO Facebook - Mark Zuckerberg trong lễ tốt nghiệp tại Đại học Harvard sau 12 năm bỏ học đã công nhận rằng “thành công đến từ quyền tự do thất bại”, Zuckerberg cũng đã trải qua hàng trăm lần từ chối của các nhà sản xuất trước khi xuất bản Harry Potter, Beyoncé cũng đã trải qua hàng trăm bài hát mới có tác phẩm Halo tạo nên tên tuổi của mình,….
Do đó, đại học không phải là nơi duy nhất đào tạo bạn thành công, thi trượt có thể thi lại, nhưng đánh mất bản thân mới là thứ bạn cần tìm lại nhất. Hơn hết, có những thí sinh điểm số cao ngất ngưởng 29.2 tưởng đã nắm chắc giấy báo trúng tuyển đại học nhưng vẫn trượt ĐH Y Hà Nội, ngoài ra còn rất nhiều câu chuyện xoay quanh câu chuyện thi trượt ĐH khác nữa.
Nhìn về tương lai
Theo tâm sự của một phụ huynh, con cô và nhiều bạn trẻ khác đã lập Topic “những đứa thi trượt ngồi với nhau cho đã” điều này khiến cô thật sự lo lắng, cô sợ chúng gặp nhau rồi làm điều gì dại dột, nhưng cô cũng không dám cấm con vì sợ con càng nghĩ tiêu cực hơn. Thật sự, thi ĐH về con cô ngày càng thu mình, không giao tiếp, lười ăn, người gầy rộc, nghiêm trọng hơn là phải dùng thuốc ngủ và thuốc an thần. Nhưng khi gặp hội bạn kia, tâm trạng con phấn chấn hơn hẳn và câu nói năm sau con sẽ thi lại khiến cả gia đình cô vỡ òa trong hạnh phúc.
Chính vì thế, phụ huynh nên là người bên cạnh các em lúc các em đau khổ nhất của nỗi ám ảnh “trượt đại học” đè nặng trên vai. Phụ huynh cần: học cách chấp nhận việc trượt ĐH và coi đó là quyền của học sinh để tránh gây áp lực cho con, lắng nghe và gần gũi con nhiều hơn bởi giai đoạn này chính tâm lý của các em đã quá tồi tệ rồi, hơn hết, phụ huynh nên cùng con tìm hiểu những cánh cửa khác để dân đến thành công.
Ngay cả Jack Ma (nhà sáng lập Alibaba - Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ hiện có giá trị tới hơn 180 tỷ USD) còn bị trượt trung học 3 lần và thi trượt đại học 2 lần thì không có lý do gì con em mình đã có thể thành công ngay từ bước đi đầu tiên.
Để trang bị kiến thức tốt nhất và vững vàng nhất cho con em mình, dù có trượt cũng không hổ thẹn vì con đã làm bài thi hết sức mình. Nhanh tay liên hệ, gia sư Đức Minh – đơn vị hàng đầu về đào tạo gia sư tại Hà Nội