Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi cá nhân là quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, các tác động bên ngoài và những động lực bên trong thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của con người. Nhờ giáo dục, những yếu tố bên trong dần dần lấn át được yếu tố bên ngoài trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ.
Ở học sinh PTTH, tri thức đạo đức được chuyển hóa thành niềm tin đạo đức rõ ràng và lúc đó mọi hành vi của trẻ đã có tính nguyên tắc rõ rệt. Khi nhân cách của cá nhân phát triển khá đầy đủ thì lúc đó việc xem xét, đánh giá hay cư xử bất cứ điều gì, học sinh cũng dựa trên quan điểm, niềm tin đạo đức của mình. Lúc này, cái bên ngoài được sàng lọc thông qua cái bên trong. Học sinh dựa vào cái bên trong của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Lương tâm đã trở thành nhân tố điều chỉnh hành vi đạo đức của mình. Như vậy, gia sư tại nhà khẳng định sự hình thành đạo đức của các em do ảnh hưởng của tác động bên ngoài mà trước hết là do tác động giáo dục của nhà trường, của tập thể, của gia đình sẽ dần chuyển thành sự tự giáo dục mà trong đó sự tu dưỡng là yếu tố cơ bản.
Vậy ta có thể hiểu sự tự tu dưỡng về mặt đạo đức là một hành động tự giác, có hệ thống mà mỗi cá nhân thực hiện đối với bản thân mình nhằm khắc phục những hành vi trái đạo đức và bồi dưỡng, củng cố những hành vi đạo đức của mình, thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
Sự tu dưỡng là một yêu cầu tự nhiên của mỗi cá nhân ở trình độ nhận thức đã phát triển. Mọi cá nhân đều cần làm cho mình tốt lên, bồi bổ tình cảm và ý chí của mình, khắc phục những thói hư tật xấu, làm cho mình biết phân biệt điều thiện với điều ác. Do đó, sự tu dưỡng là con đường nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức ở mỗi cá nhân học sinh. Tạo cho học sinh khả năng tự tu dưỡng là một yêu cầu giáo dục đạo đức trong nhà trường.
Ý thức và khả năng tự tu dưỡng do đâu mà có? Có thể nói rằng, hoàn cảnh bên ngoài, sự giáo dục và kinh nghiệm sống của cá nhân các em là nguồn gốc của sự tự tu dưỡng đạo đức của các em. Trong cuộc sống, trong giáo dục, các em nhận thức được mình, nhận thức về người khác, tập đối chiếu yêu cầu của những người xung quanh với khả năng của bản thân mình. Trong quá trình được giáo dục, các em sẽ hình thành những cơ sở đạo đức của cá nhân, những khái niệm, quan niệm, niềm tin và thói quen đạo đức...tất cả những cái đó có vai trò điều chỉnh hành vi đạo đức của các em và quyết định cả xu hướng đạo đức của nhân cách trong tương lai của các em. Theo gia sư tiếng anh trẻ em ngày càng phát triển thì sự tự tu dưỡng của các em ngày càng có vai trò to lớn và có hiệu lực trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức cho mình.
Muốn tiến hành tự tu dưỡng tốt thì học sinh phải có nhưng điều kiện nhất định, tiền đề cần thiết. Các em phải tự thấy được mình còn thiếu gì, cần phải rèn luyện thêm những phẩm chất đạo đức nào và con đường vươn tới như thế nào? Sự tự nhận thức về những đòi hỏi đó đối với mình cũng là do các em phải được giáo dục đến mức độ nhất định. Như vậy, tiền đề của sự tự tu dưỡng là những thuộc tính về nhận thức, về tình cảm, về ý chí của cá nhân dó giáo dục tạo ra.
♦ Thứ nhất, học sinh phải nhận thức được bản thân mình, đánh giá đúng mình, luôn luôn có thái độ phê phán nghiêm túc những hành vi đạo đức của chính mình, những thái độ tự mãn, kiêu ngạo hay tự ti đều trái với điều kiện này.
♦ Thứ hai, học sinh phải có một viễn cảnh về cuộc sống tương lai, về lí tưởng của đời mình. Vì một người chỉ tích cực tự tu dưỡng đạo đức của mình khi biết mình phải đi tới đâu, phải trở thành con người như thế nào?
♦ Thứ ba, học sinh phải có những phẩm chất ý chí mạnh mẽ, phải có quyền lực đối với chính mình (tức là nghị lực), vì có nghị lực thì mới tiến hành tự tu dưỡng một cách liên tục và hệ thống.
♦ Thứ tư, công việc tự tu dưỡng của mỗi học sinh phải được tập thể giúp đỡ, phải được dư luận tập thể đồng tình ủng hộ.
♦ Thứ năm, công việc tự tu dưỡng của học sinh phải được giáo viên hướng dẫn, đánh giá và uốn nắn thường xuyên.
♦ Thứ sáu, học sinh phải có động cơ tự tu dưỡng đạo đức chính xác, tốt đẹp và có ý nghĩa xã hội cao cả.
Để giúp đỡ, lãnh đạo việc tu dưỡng đạo đức của học sinh thật tốt người thầy cần giúp đỡ học sinh:
- Nắm vững mục đích, phương pháp và tổ chức việc tự tư dưỡng của các em. Trong tổ chức việc tự tu dưỡng. Điều đầu tiên thầy phải hướng dẫn cho các em lập kế hoạch tụ tu dưỡng. Trong đó bao gồm những nét đạo đức mà các em cần rèn luyện, củng cố hay khắc phục.
- Phải làm cho học sinh hiểu rằng tự tu dưỡng diễn ra trong quá trình hoạt động thực tiễn mới đem lại kết quả, vì chỉ qua thực tiễn thì niềm tin đạo đức mới được hình thành.
- Làm cho học sinh hiểu tự kiểm tra, tự đánh giá thường xuyên là một việc làm không thể thiếu được của người tự tu dưỡng, vì có như vậy thì mới có cơ sở để tự khuyến khích vươn lên và củng cố lòng tin.
Gia sư uy tín Đức Minh
XEM THÊM:
► Liên hệ
TRUNG TÂM GIA SƯ ĐỨC MINH - CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC MINH
© Copyright giasuducminh.com. All rights reserved - Designed by Công ty TNHH Giáo dục và Đào tạo Đức Minh