- Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học, phân luồng và phân ban ở THPT.
- Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, đánh giá thi cử, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, vấn đề liên kết, liên thông trong đào tạo.
- Đổi mới hệ thống sư phạm, trường quản lý giáo dục, đào tạo lại giáo viên, cán bộ quản lý, chế độ chính sách đối với giáo viên và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm.
- Xã hội hóa giáo dục, tạo nguồn lực đáp ứng điều kiện dạy và học trong đổi mới.
Bậc trung học phổ thông nên phân thành 3 luồng: khoảng 50% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trường THPT để đào tạo tiếp lên cao đẳng, đại học. Trong khi đó khoảng 25% học sinh học trường PT có học nghề 2-3 năm, có 25% học sinh học trường nghề ngắn hạn từ 6 tháng - 1 năm. Chương trình trung học phổ thông 3 năm trong giai đoạn chuyển tiếp (2014 - 2018) nên giành 1 năm học Anh văn, 2 năm còn lại có thể phân thành 3 ban (Kinh tế, Xã hội, Tự nhiên) hoặc 4 ban (Kinh tế, Xã hội, Toán-lý và Hóa sinh).
Về bậc học, hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam nên thiết kế như sau: Bậc giáo dục Tiểu học: 5 năm. Bậc giáo dục Trung học cơ sở: 4 năm. Tiếp đó là bậc Trung học phổ thông: 2 năm. Trung học phổ thông có nghề: 2 đến 3 năm. Trung học nghề: 6 tháng đến 1 năm, tùy theo nghề.
Bậc Cao đẳng - Đại học: Bậc Cao đẳng từ 2 đến 3 năm. Có thể lấy học sinh có chứng chỉ THPT hoặc liên thông từ Trung học nghề. Đại học: Từ 3 đến 4 năm, trừ một số trường có yêu cầu đào tạo đặc biệt như Y Khoa. Có thể lấy học sinh liên thông từ Cao đẳng.
Trung tâm gia sư uy tín cho rằng, hệ thống giáo dục phải nhanh chóng chuyển sang hệ giáo dục mở, nghĩa là phải nhanh chóng xóa bỏ tất cả các rào cản, tạo điều kiện để người dân tiếp cận thuận lợi với giáo dục, những rào cản hiện nay như việc thi cử nặng nề, quy định tuổi tác theo học các bậc học…
Các hướng giải quyết để giáo dục nước ta phát triển liên tục được đề ra nhưng thực hiện được hay không là nhờ sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá nhân trong toàn xã hội.