Trước khi đi thi các bạn học sinh cần trải qua cả một quá trình học tập dài lâu và để cho quá trình học hành được hiệu quả đúng trọng tâm thì Gia sư Đức Minh chia sẻ một vài mẹo học tập về thi trắc nghiệm cho các bạn học sinh lớp 12 được biết:
► Liên hệ
Trải qua một số kỳ thi thử ở trước, nhận định rằng năm 2017, đề thi môn hóa có những điểm cần lưu ý như sau:
- Số lượng câu hỏi “đúng - sai” xuất hiện nhiều hơn, nghe qua có vẻ dễ dàng hơn cho các bạn thì sinh vì chỉ có 2 sự lựa chọn thay vì 4 phương án A,B,C,D nhưng để chọn được đáp án đúng hoặc sai thì yêu cầu kiến thức của các bạn thí sinh phải rộng và tư duy cao. Với các câu hỏi “số câu đúng” yêu cầu phải nắm vững vấn đề để trả lời chính xác mà không thể dùng “phương pháp loại trừ” được nữa.
- Để chọn lựa được những câu hỏi lý thuyết đã mang tính “vận dụng” hoặc “vận dụng cao” thì phải có sự tư duy, suy luận logic chứ không chỉ hỏi đơn giản ở mức độ “nhận biết” và “thông hiểu” nữa.
Cần hệ thống hóa kiến thức bằng cách quy nạp để ghi nhớ và khi làm bài chỉ là diễn dịch.
+ Với lý thuyết hữu cơ, chúng ta hãy xét khả năng phản ứng của một chất dựa trên đặc điểm cấu tạo của nó bằng cách đặt câu hỏi để tổng kết, thí dụ:
Chất hữu cơ nào có khả năng tham gia phản ứng hiđro hóa ? Thay vì nêu anken, ankin anđehit,…ta chỉ cần nhớ đó là hợp chất có ít nhất một trong các dấu hiệu: với mạch cacbon thì có liên kết p, có vòng 3 hay vòng 4; với nhóm chức thì chứa chức anđehit –CH=O, xeton (dĩ nhiên là có bỏ qua một vài trường hợp đặc biệt như axit fomic và dẫn xuất của nó).
+ Với lý thuyết vô cơ, quan trọng nhất là chính xác hóa phản ứng sẽ xảy ra ở điều kiện nào (nhiệt độ thường hay cần đun nóng, đặc hay loãng, trạng thái rắn hay khí...). Với những trường hợp này, sách giáo khoa chính là người bạn đồng hành tin cậy nhất vì trong sách giáo đã ghi lại đầy đủ và chi tiết các điều kiện, công việc của chúng ta là hãy mở SGK và ôn tập lại các phản ứng. Cần tổng kết các tính chất hóa học quan trọng và sự khác biệt giữa chúng có điểm đặc biệt gì.
=>>> Dù lý thuyết vô cơ hay hữu cơ, các bạn học sinh cũng đừng quên lập bảng tổng kết về các ứng dụng của những hóa chất quen thuộc, cách điều chế chúng trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tất cả các kiến thức trên đều được tổng hợp trong sách giáo khóa lớp 10-11-12
Những bài hóa dạng định lượng thường có 2 dạng “gài bẫy”:
(1) bẫy lý thuyết thuộc về phản ứng hóa học, phân tích thuật ngữ, và cả trạng thái tồn tại của các chất
(2) bẫy về kỹ thuật xử lý số liệu là các phương pháp tính toán theo: bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, tăng - giảm khối lượng, bảo toàn electron, tính chất trung hòa điện của dung dịch, bán phản ứng, quy tắc hóa trị tương đương, phương pháp quy đổi, phương pháp trị số trung bình…
Bản chất của phương pháp và bài toán đơn cho mỗi phương pháp không hề khó. Các bạn học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức và dùng quan hệ mol ở phản ứng hoặc một trong những phương pháp trên là giải ra kết quả
Đối với những bài toán khó hơn, có đề bài từ 5-7 dòng, xuất hiện nhiều phản ứng, và không rõ cái nào xảy ra trước xảy ra sau (chiếm 1 số lượng nhỏ trong đề thi) thì cần phối hợp nhiều phương pháp, nếu cảm thấy quá khó thì có thể bỏ qua tránh mất thời gian
Đặc biệt, với những bài tính toán theo H+, dùng bán phản ứng oxi hóa - khử, các em đừng quên phản ứng của H+ theo phản ứng axit - bazơ và quên lượng H+ được tạo thêm khi có liên quan tới chất khử có chứa S; với bài toán tổng hợp hữu cơ nên dùng phản ứng của nhóm chức mà không nên đặt nặng về công thức.
- Nên làm các câu hỏi lý thuyết trước, làm câu định lượng tính toán sau.
- Phải đọc thật kỹ đề thi, tránh những sai sót không đáng có. Sai sót thường thấy nhất là:
1) Nhầm lẫn “tan” với “phản ứng”, thí dụ: Trong số các chất Al2O3, KNO3, Cu(OH)2, AgCl, NaOH, số chất tan trong dung dịch amoniac dư là bao nhiêu? thì câu trả lời đúng là 4 chất mà không phải là 2 chất. Nếu xét phản ứng thì có 2 chất Cu(OH)2, AgCl bị hòa tan do phản ứng tạo phức chất tan, còn 2 chất KNO3 và NaOH dù không có phản ứng nhưng đây lại là những chất tan tốt trong H2O (có trong dung dịch NH3).
2) Nhầm lẫn “Số chất” hữu cơ hay “số đồng phân” và “số công thức cấu tạo”, “số đồng phân cấu tạo”: Nên nhớ rằng, đồng phân bao gồm cả hai loại đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học, nên nếu xét “đồng phân cấu tạo” hay CTCT thì sẽ bỏ qua đồng phân hình học (cis - trans).
3) Nhầm lẫn “hợp chất đa chức”, “hợp chất tạp chức” và “hợp chất nhiều nhóm chức”.
4) Nhầm lẫn yếu tố “Trong phòng thí nghiệm” và “trong công nghiệp” hay “thực tế”: Thí dụ, xử lý sơ bộ nước thải chứa ion kim loại nặng về nguyên tắc có thể dùng kiềm, nhưng thực tế sẽ không dùng NaOH hay KOH mà dùng Ca(OH)2 do Ca(OH)2 dễ sản xuất, giá thành rẻ; hoặc để xử lý không khí trong phòng bị ô nhiễm bởi khí Cl2, người ta phun amoniac vào mà không làm ngược lại là dùng Cl2 để xử lý ô nhiễm NH3 do Cl2 có độc tính cao hơn nhiều.v.v...
5) Lầm lẫn thuật ngữ “lưỡng tính” với “vừa tác dụng với HCl vừa tác dụng với NaOH”: Chất lưỡng tính thì đương nhiên tác dụng với cả hai dung dịch HCl và NaOH, nhưng tác dụng với cả 2 dung dịch này thì chưa chắc đã là chất lưỡng tính (chẳng hạn các kim loại Al, Zn, Sn...).
- Với các câu hỏi “Đúng - Sai” nếu không chắc chắn ý nào chính xác thì nên dùng phương pháp loại trừ trên các đáp án.
- Không dành cho câu định lượng nào quá 5-6 phút; đọc lướt các câu định lượng để chọn nhanh dạng quen thuộc, nếu thấy được bẫy cài phản ứng trên cơ sở lý thuyết và định hướng được cách xử lý thì hãy bắt tay làm cụ thể.
Và điều quan trọng nhất đối với bất kỳ môn thi nào cũng phải có đó là sự tự tin, tin tưởng ở bản thân mình, không quá hồi hộp, lo lắng quá.
Gia sư Đức Minh chúc các bạn học sinh lớp 12 có một mùa thi THPT thật thành công!!!
Liên hệ Gia sư Đức Minh chúng tôi để tìm gia sư bổ trợ kiến thức ngay hôm nay qua:
► Liên hệ
TRUNG TÂM GIA SƯ ĐỨC MINH - CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC MINH
© Copyright giasuducminh.com. All rights reserved - Designed by Công ty TNHH Giáo dục và Đào tạo Đức Minh