Luyện chữ đẹp: Có thật sự là cần thiết?

Luyện chữ đẹp là một việc không cần thiết, trẻ viết rõ ràng, dễ đọc là được.

 

Theo GS Nguyễn Ngọc Lanh, chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện… phải rầm rộ đi thi “chữ đẹp” thể hiện triết lý rất lỗi thời. Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em?

 

Đồng quan điểm với GS Nguyễn Ngọc Lanh các bậc phụ huynh chia sẻ:

Chị Phong Thu (Công ty PDT, 209 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, ngôi trường con chị đang theo học vẫn còn duy trì phương pháp giáo dục cũ kỹ, bởi con chị luôn xếp hạng sau một số bạn khác chỉ vì không luyện viết và không đạt danh hiệu "dũng sĩ kế hoạch nhỏ". Việc lấy điểm vở sạch chữ đẹp hay điểm "dũng sĩ kế hoạch nhỏ" để mà tính vào điểm học tập thì chẳng phản ánh đúng năng lực học tập của các con tí nào.

 

Chị Thu cho rằng, ngay cả con mình cũng không cảm thấy thuyết phục khi cô giáo cứ bắt viết đi viết lại để có chữ đẹp nên cứ luôn hỏi là "chữ con rõ rồi, sao cô cứ bắt viết?". Yêu cầu phải viết chữ đẹp là một yêu cầu không thực tế, vì mỗi đứa trẻ mỗi khác, có đứa viết không đẹp nhưng vẽ đẹp, đứa khác không vẽ đẹp nhưng hát hay, không thể nào mọi đứa trẻ đều có thể viết đẹp được và nhiều người cho rằng, cũng không cần phải thế. Một đứa bé có rất nhiều điều để học, để khám phá và trải nghiệm. "Thế giới rộng mở lắm, bắt con mình ngồi cả giờ để tập viết chữ sao cho đẹp, mình thấy vô bổ cho bé, cho nên con mình viết chữ rất thoải mái, rõ ràng là được", chị Thu nói.

 

Luyện chữ đẹp cho bé

Luyện chữ đẹp cho bé

 

Nét chữ không thật sự phản ánh nết người!

 

Dân gian xưa có câu “nét chữ nết người” và các bậc phụ huynh cũng vì thế mà đổ xô cho con đi luyện chữ đẹp. Tuy nhiên, dựa trên góc độ nghiên cứu khoa học thì cho rằng người kỹ tính thì nét chữ đều, nhỏ, chứ không hẳn là đẹp. Hay có ý kiến cho rằng, nhiều người chữ cũng không đẹp mà chỉ rõ ràng, dễ đọc nhưng tính tính vô cùng cẩn thận chu đáo... do đó cũng có không ít phụ huynh kém mặn mà với việc cho con đi luyện chữ đẹp. Chia sẻ về vấn đề này, PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) nói: "Cần phân biệt chữ không đẹp khác với chữ không rõ ràng. Chữ không rõ ràng thì không đạt được mục tiêu giao tiếp vì không ai hiểu được chủ nhân của nét chữ ấy muốn truyền đạt cái gì. Chữ không đẹp nhưng rõ ràng vẫn đạt được tốt mục tiêu giao tiếp. Quan niệm chữ không đẹp là người không cẩn thận là quan niệm có phần áp đặt vì cẩn thận là tính cách của con nguời và được rèn luyện bằng rất nhiều cách, qua nhiều phương diện. Bởi, nếu quan niệm như vậy thì chắc nhiều bác sĩ cũng không cẩn thận, vì ai cũng nhận xét là chữ bác sĩ thì không đẹp".

 

“Khổ chủ” lên tiếng!

 

Bạn Trần Minh Huy (học sinh lớp 10, trường THPT Phan Huy Chú)
Mình thấy chuyện viết chữ đẹp hay xấu bây giờ có gì quan trọng đâu! Học sinh THCS, THPT đều có máy tính rồi nên chúng mình toàn đánh máy cho nhanh. Bài kiểm tra ngoại khóa, bản tự kiểm điểm, đề cương môn học… đánh máy để tiện "cóp" lại chứ chép tay thì lâu lắm. Quen đánh máy nhiều nên khi viết tay, chữ mình rất xấu nhưng làm bài kiểm tra chỉ cần làm đúng là được, chữ xấu hay đẹp thì cũng thế mà thôi. Với những môn học thuộc, cô giáo vừa giảng vừa đọc, chúng mình phải chép bài nhanh lắm mới kịp nên khó mà tập trung, nắn nót từng nét chữ.

Đúng là càng lên lớp cao với nội dung kiến thức lớn và thời gian ngắn thì học sinh cần phải có tăng nhanh tốc độc và việc viết nắn nót từng chữ là việc không thể.

Do đó, phụ huynh cần rèn cho trẻ có được nét chữ gọn gàng, rõ ràng ngay từ lớp dưới và không nên ép quá khiến trẻ sợ học.

 

luyen-chu-dep-co-can-thiet

Luyện chữ đẹp có thật sự cần thiết?

 

Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh:

 

Với những trẻ chưa vào lớp 1, phụ huynh nên cho trẻ vừa học vừa chơi, nhận biết con chữ, con vật bằng những dụng cụ hoạt hình, hình ảnh sống động. Việc rèn chữ cho trẻ phải dựa trên khả năng của từng em chứ không nên gượng ép. Việc phải luyện viết chữ thường xuyên, trong thời gian dài sẽ khiến mắt trẻ bị quá tải, ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực, dẫn đến cận thị, loạn thị. Bên cạnh đó, nếu ngồi không đúng tư thế, trẻ sẽ có nguy cơ bị đau cơ, ảnh hưởng tiêu cực đến xương, đặc biệt là cột sống.

Phụ huynh chỉ nên coi viết chữ đẹp là hoạt động ngoại khoá, khuyến khích đối với những em có năng khiếu. Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ, không nên ép con đi học luyện chữ đẹp, kẻo “lợi bất cập hại”.

Trung tâm Gia sư Đức Minh

Thong ke