Đổi mới đánh giá: Không cho điểm học sinh lớp 1

Dưới đây là một đoạn trích trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013- 2014 cho học sinh Tiểu học của Bộ GD và Đào tạo gửi cho các Sở GD-ĐT, phụ huynh và các bạn gia sư có thể theo dõi để có thể thuận tiện hơn trong quá trình  đánh giá con.

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Thực hiện đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập. Tăng cường đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, trong đó chú trọng nhận xét cụ thể của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời. Đặc biệt, đối với lớp 1, khuyến khích giáo viên chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh; nếu chấm điểm, giáo viên không nên thông báo điểm số cho gia đình học sinh; giáo viên tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào.

chuan-bi-cho-con-vao-lop-1
Các em học sinh Tiểu học

 

Dù quy định này chưa được triển khai nhưng nhiều cán bộ quản lí của Bộ giáo dục và Đào tạo đồng tình với quan điểm này. Ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội nêu quan điểm: “Học sinh mới vào lớp 1 mà chúng ta cho điểm ngay sẽ tạo ra áp lực tâm lý đối với các em. Nếu ngay nét chữ, đọc ngữ âm đầu tiên mà chúng ta đã đánh giá bằng điểm số thì sẽ ảnh hưởng tâm lý không tốt với các em. Học sinh có thể so sánh giữa mình với bạn bè xung quanh khi mà hiện nay có tính trạng không ít phụ huynh cho con đi học chữ trước”.

Cô Phạm Thị Yến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành Công B (Hà Nội) bày tỏ thêm: “Ở đây, chúng ta phải chú trọng để bàn đến việc nhận xét, đánh giá như thế nào để khuyến khích được học sinh ngày càng tích cực học tập hơn, làm sao để phụ huynh biết được mức độ học tập, nhận thức của con em mình. Do đó, Bộ GD-ĐT cần phải thống nhất đưa ra tiêu chí đánh giá để nhận xét, đảm bảo mang tính chất toàn diện”.

Như vậy, mặc dù đồng tình với chủ trương của Bộ nhưng cô Yến vẫn chỉ ra được những băn khoăn, trăn trở của giáo viên khi thực hiện chủ trương này, đòi hỏi cần có sự hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn trong việc đưa ra các tiêu chí đánh giá và nhận xét, để có thể thống nhất giữa các giáo viên, các trường và đảm bảo tính toàn diện khi đánh giá học sinh.

Trung tâm Gia sư Đức Minh

Thong ke