"Con nhà người ta" - Sự so sánh khập khiễng

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều quá quen thuộc với cụm từ “con nhà người ta”. Còn đây là những câu nói quen thuộc:

“Nhìn con nhà người ta học hành giỏi giang, ngoan ngoãn, lại vừa đoạt giải thi tiếng Anh cấp thành phố kia kìa, còn con nhà mình thì lười học, suốt ngày chỉ chơi thôi”

“Con cái nhà người ta không có mà ăn đâu mà con mình còn chê”

Sự phổ biến của cụm từ “con nhà người ta” xuất hiện với tần suất cao đến mức ta dễ dàng thấy trong cuộc sống hằng ngay, đặc biệt là câu cửa miệng khi than vãn về con cái của các bà mẹ. Làm cha, làm mẹ, ai cũng hi vọng ở con mình sẽ học hành giỏi giang, có một tương lai tươi sáng, các ông bố bà mẹ thường hay lấy các tấm gương con nhà người ta ra để so sánh với con mình như một câu phàn nàn mà vô hình chung lại tác động không tốt đến tâm lý con cái.

Tâm lý áp đặt “thua thầy một vạn, không bằng kém bạn một ly”

Luôn bị đem ra so sánh hơn kém, tâm lý con cái sẽ trở nên tự ti, kém vui và ít giao tiếp với người khác, đặc biệt là cha mẹ mình. Vì đơn giản cứ nói chuyện không vui cái là cha mẹ lại lôi bài ca “con nhà người ta” ra để thuyết giáo. Cũng chẳng rõ các tấm gương “con nhà người ta” đó ở đâu xuất hiện mà các ông bố bà mẹ luôn có sự ganh tị với nhau.

Cha mẹ nghĩ: Tại sao cùng một môi trường, điều kiện con mình lại không học được bằng con nhà người ta, con mình lại không suy nghĩ được như vậy.

con nhà người ta sự so sánh khập khiễng

Ảnh hưởng xấu từ việc thường xuyên bị đặt lên bàn cân so sánh với “con nhà người ta”

Tâm lý bài xích, chán áp đặt và muốn “nổi loạn”

Mà đơn giản trong trận chiến này, người thắng cuộc luôn thuộc về đầu cân bên kia. Theo nhiều nghiên cứu về tâm lý (hay đơn giản thử từ chính bản thân ta), khi ngày ngày bị đem ra so bì nói này nói nọ với một đối tượng khác vậy thử hỏi bạn sẽ thấy sao? Những đứa con cũng vậy, lâu ngày sẽ gây ra tâm lý bài xích, ức chế, chán ghét sự áp đặt của gia đình. Các mẹ đừng nghĩ nói so sánh “con nhà người ta” là cho vui, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và quyết định về hành vi nhân cách sau này của con.

Tâm lý tự ti dẫn đến tự kỷ

Tự kỷ trở thành một vấn đề không còn hiếm ở Việt nam khi mà số lượng trẻ tự kỷ ngày một gia tăng từ năm 2000 đến nay (ước tính 500.000 ca tự kỷ thống kê bởi WHO)

Tư kỷ ở trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu nhất vẫn là từ cách dạy và thiếu quan tâm hay quan tâm đến trẻ chưa đúng cách của bậc cha mẹ.

áp lực tâm lý từ kỳ vọng của cha mẹ

Hãy quan tâm đến con, tôn trọng những mong muốn và sở thích của con trẻ

Thay vì suốt ngày ca cẩm con trẻ tại sao lại hay bôi trát màu lên tường, hay thấy con không làm bài tập về nhà thì la mắng, đánh đòn, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân bằng cách hỏi con. Hãy để con tự mình nói ra những điều con nghĩ, không nên vội vã đánh mắng trẻ sẽ gây tâm lý sợ hãi, trẻ sẽ khép mình lại và hạn chế giao tiếp với bạn.

Làm bậc cha mẹ, ai cũng đều hi vọng con có một tương lai tươi sáng, tình yêu thương của cha mẹ cho con cái là vô bờ bến. Lựa chọn phương pháp dạy con đúng cách là điều mà các bậc phụ huynh cần biết.

Định hướng học cho con tốt nhất, các phụ huynh có thể tìm đến các trung tâm gia sư uy tín tại Hà Nội, ở các quận Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Từ Liêm, Thanh Xuân… để được tư vấn tìm gia sư giỏi dạy kèm tại nhà.

Với kinh nghiệm tư vấn và cung cấp gia sư giỏi dạy kèm tại nhà trong suốt 15 năm qua, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh, gia sư Đức Minh tiếp tục vẫn là địa chỉ trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Liên hệ trung tâm gia sư Đức Minh để được tư vấn tìm gia sư giỏi dạy kèm tiếng nhật tại nhà theo yêu cầu môn học, trình độ. 

Gia sư Đức Minh - Trung tâm gia sư uy tín tại Hà Nội

Phụ huynh liên hệ: 02473022666   -   DĐ: 0913876686  -  0965876686 

Gia sư liên hệ: 0968042289  -   01234090588

Email: giasusuphamducminh@gmail.com

Thong ke