Chương trình Sách giáo khoa quá tải: Chuyện “cũ” vẫn “mới”!

Năm học mới lại sắp bắt đầu và các em học sinh lại chuẩn bị cho một cuộc hành trình mới. Trong cuộc hành trình ấy, cả “hành lí” mà các em cần mang theo và cuộc hành trình đều là quá sức với các em.

Hành lí quá tải mà vẫn thiếu

Sách giáo khoa được coi là “hành lí” thiết yếu đối với mỗi học sinh. Thực trạng hiện nay cho thấy không chỉ học sinh Tiểu học mà học sinh phổ thông nói chung đang mang theo những “hành lí” quá sức đối với các em. Nếu như tất cả những gì mà học sinh Tiểu học và học sinh của chúng ta đều được áp dụng thì học sinh Việt Nam sẽ là những thiên tài. Nhưng ngạc nhiên thay, chúng ta dạy cho học sinh khá nhiều và học sinh cũng tiếp thu kiến thức thầy cô dạy tương đối tốt mà chất lượng giáo dục của chúng ta gần như không được thế giới công nhận, bằng cấp của chúng ta không có ý nghĩa với thế giới. Vì sao thế?
Hành lí mà học sinh Việt Nam mang theo thì rất nhiều, nhưng phần đa trong số đó là không thể dùng đến và cái mà các em cần thì lại không được trang bị.

Nội dung sách giáo khoa trọng lí thuyết và ít thực hành làm cho học sinh thụ động. Hơn nữa với những nội dung quá nhiều học sinh thường học theo kiểu học “vẹt” để có thể học hết được chương trình đó.

chuong-trinh-sach-giao-khoa-qua-tai
Chương trình sách giáo khoa quá tải - Áp lực cho học sinh (Ảnh minh họa)

Hành trình dài và nhiều thử thách

Chương trình học của học sinh Tiểu học và học sinh phổ thông hiện nay đều đang được xây dựng theo một quy trình ngược do đó dường như chúng ta cứ loay hoay càng làm càng sai và càng sửa càng rối mãi chưa giải được bài toán “quá tải về chương trình mà chất lượng giáo dục thì kém”. Học sinh cứ như những chú chuột bạch và cố gắng tham gia vào cuộc chạy đua với những hành trang cồng kềnh mà không hữu dụng.

Chúng ta quá tham lam trao cho các em quá nhiều vật dụng nhưng lại “quên” trao cho các em hướng dẫn sử dụng để trẻ cứ mò mẫm với đống đồ mà không thể sử dụng được vào việc gì. Liệu đó có phải là một sự lãng phí quá lớn về thời gian và tiền bạc?

Với cuộc hành trình dài và có quá nhiều hành lí, học sinh cần tới những người trợ giúp là các bạn gia sư, nhưng gia sư thì cũng chỉ đồng hành cùng giáo viên làm cho hành lí đó được mang theo một cách chắc chắn hơn chứ khó có thể làm cho chúng trở nên hữu dụng hơn và càng không thể dạy trẻ biết cách sử dụng những vật dụng mà mình mang theo. Thế là chúng ta cứ trong một cái vòng luẩn quẩn “ cố đấm ăn xôi”, có nhét thật nhiều thật nhiều kiến thức cho các em để mong  “ đẩy” được chất lượng giáo dục đi lên, trong khi kết quả thì lại ngược lại, chúng ta có khá nhiều “thành tích” mà chất lượng thì chỉ dừng lại ở những con số chứ không hiện hữu.

Năm học mới lại bắt đầu và chúng tôi mong rằng một ngày không xa, học sinh Việt Nam sẽ không phải gánh quá sức với tầm vóc của các em.

Trung tâm Gia Sư Đức Minh

Thong ke