Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhiều quyết định “rắn”

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Đó không chỉ là chủ trương chính sách của riêng Việt Nam mà nó còn có xu hướng toàn cầu trong thời kì kinh tế tri thức như hiện nay. Thế nên, những vấn đề liên quan tới giáo dục ngày càng được xã hội quan tâm khi xã hội đang trên đà phát triển. Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có khá nhiều quyết định “rắn” , dù chưa thể nói trước điều gì nhưng thấy một quyết tâm rất lớn trong sự quyết tâm của lãnh đạo Bộ nhằm lấy lại uy tín của một ngành không ít điều tiếng trong dư luận.

giao-duc-la-tuong-lai
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai

1.   Thứ nhất: Việc không công nhận bằng văn bằng cử nhân và thạc sỹ do nước ngoài cấp cho học viên theo học các chương trình liên kết đào tạo với Trung tâm Công nghệ Đào tạo và Hệ thống Việc làm (ETC) - ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). 
 Bộ GD&ĐT vẫn kiên quyết không công nhận văn bằng này nếu họ không bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của Tổ chức kiểm định giáo dục và đào tạo từ xa Hoa Kỳ mặc dù quyết định rất “rắn” này đã gặp phải sự phản ứng từ nhiều người liên quan.Đây là quyết định hợp lẽ bởi nếu không có vốn tối thiểu về ngôn ngữ thì giao tiếp còn khó, nói gì đến chuyện cử nhân, thạc sĩ…

2.    Thứ hai:  Từ chối đề xuất của Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế về việc xem xét cho trường tuyển thêm 150 chỉ tiêu (hệ ngoài ngân sách) cho các thí sinh đạt từ 26- 27, 5 điểm.

Đây cũng là một quyết định dũng cảm, hợp lý, hợp tình, hợp lẽ.

Về lý, đã là cuộc thi thì có người đỗ, người trượt. Ai đủ điểm thì đỗ, ai không đủ điểm thì trượt.

Về tình, những thí sinh đã đạt 26 - 27 điểm chắc chắn sẽ không chỉ đỗ một trường nên nhiều cánh cửa trường đại học vẫn luôn mở rộng với các em.

Về mặt xã hội, rút kinh nghiệm từ những năm trước, Bộ GD&ĐT quyết định không lặp lại sai lầm của quá khứ. Giai đoạn 2008, chúng ta đã từng có loại trường này, sau đó nảy sinh một loạt các tiêu cực rồi phải rất vất vả lắm, năm 2011 mới dẹp bỏ được.

3.    Thứ ba: Việc Bộ GD & ĐT ban hành Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của giáo dục tiểu học năm học 2013-2014, trong đó quy định : Đối với lớp 1, khuyến khích giáo viên chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh; nếu chấm điểm, giáo viên không nên thông báo điểm số cho gia đình học sinh; giáo viên tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào.

Đây là một chủ trương tốt, mang tầm khoa học và chiến lược. 
Ở tuổi lên 6, các em đang trong quá trình chuyển đổi thích nghi và làm quen… với sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập, các em chưa kịp thích nghi do đó nếu như bị ép rèn chữ, làm toán quá căng thẳng sẽ không đảm bảo sức khỏe trí tuệ cho tương lai và hơn hết là làm mất hứng thú của các em và làm trẻ sợ tới trường.

quyet-dinh-ran-cua-bo-giao-duc
Các em học sinh Tiểu học (Ảnh minh họa)

Trẻ lớp 1 là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ về tâm lý nên việc chấm điểm học tập sẽ tạo áp lực rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ so sánh kết quả học tập của mình với bạn bè và cảm thấy mình kém cỏi hơn nên dễ rơi vào tình trạng phải học đuổi, học quá tải.

Mong rằng cùng với sự dũng cảm của lãnh đạo Bộ, có thể thay đổi và lấy lại niềm tin vốn đang bị sứt mẻ của người dân đối với nền giáo dục và làm cho bức tranh giáo dục của Việt Nam có được những mảng màu sáng hơn!
 

Trung tâm Gia sư Đức Minh

Thong ke