Báo động tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng

1. Thực trạng bạo lực học đường hiện nay

 Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi có những bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục.Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).

 Bạo lực học đường trở thành quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, nỗi trăn trở của toàn xã hội. Trong khuôn khổ của bài viết này, gia sư hà nội chúng tôi xin đề cập tới nguyên nhân của bạo lực học đường của học sinh THCS và những việc phụ huynh nên làm để giảm tình trạng bạo lực học đường của con mình.

<script async src="https://pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js?client=ca-pub-5035230448390199"
     crossorigin="anonymous"></script>
<ins class="adsbygoogle"
     style="display:block; text-align:center;"
     data-ad-layout="in-article"
     data-ad-format="fluid"
     data-ad-client="ca-pub-5035230448390199"
     data-ad-slot="5097269651"></ins>
<script>
     (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
</script>

 Bạo lực học đường là một biểu hiện cụ thể của hành vi hung tính, trong đó hành vi hung tính được hiểu là hành vi mang tính thù địch, có liên quan đếm cảm giác tuyệt vọng và hẫng hụt, được biểu hiện rõ ràng bằng cường độ biểu đạt lời nói (đe dọa, chỉ trích, vu khống), hành vi (lăng nhục đánh đập) và thái độ (ánh mắt thù địch).

bao-luc-hoc-duong

 

2.  Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường của học sinh THCS ?

Nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự khiêu khích của một cá nhân khi cố ý khơi dậy cảm xúc hung tính nơi người khác bằng những hành vi hay thái độ xấu; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

 Tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối lớn tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.

Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi THCS rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn mình. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch.

>> Chứng minh 1 + 1 = 1

 3. Lời khuyên dành cho phụ huynh

 -  Lựa chọn cho con môi trường giáo dục lành mạnh và đó là môi trường tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của con.

 -  Quan tâm tới các mối quan hệ bạn bè của con, nhưng cha mẹ không nên quản lí con quá khắt khe làm con có cảm giác bị chói buộc và không được thể chia sẻ cùng cha mẹ. Cha mẹ hãy là những người bạn lớn đối với con hoặc tìm cho con những người bạn đáng tin tưởng mà con có thể chia sẻ là những gia sư tại nhà

 -  Ngoài ra hành vi bạo lực của trẻ cũng có thể do ảnh hưởng từ môi trường gia đình nên cha mẹ cần là tấm gương cho con, tạo cho con môi trường lành mạnh cho sự phát triển của con.

 -  Kết hợp với nhà trường để có được những thông tin thường xuyên của con và tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.

 

Trung tâm  Gia Sư Đức Minh

Thong ke