Ứng xử với học trò nghịch ngợm, chưa hợp tác hoặc ỷ lại như thế nào?

Với gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Trung tâm gia sư Đức Minh có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ cùng các bạn gia sư mới vào nghề, giúp các bạn có thể xử lý mọi tình huống một cách thuận lợi. Hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây về cách “ứng phó” với các học trò “khó bảo” nhé!


Bạn cần phải hiểu nếu quá khắt khe, rạch ròi đúng sai hay quá coi nặng địa vị của người thầy trong quá trình giảng dạy học trò nghịch ngợm nói riêng, học trò nói chung là hoàn toàn sai lầm. Điều đầu tiên, hãy “lấy lòng” học sinh của mình.


Thông thường, sau buổi học đầu tiên, phụ huynh sẽ hỏi con cái mình về thái độ làm việc, khả năng và chất lượng dạy của gia sư đối với học sinh như thế nào từ đó quyết định để gia sư tiếp tục dạy, tăng hoặc giảm số lượng buổi dạy, hay cho gia sư nghỉ việc để tìm người khác thay thế.
Chính vì vậy, đừng quá khô khan như một giáo viên đứng trên bục giảng mà hàng ngày các em đã quá quen thuộc và nhàm chán. Thay vào đó, hãy dành một chút thời gian cuối buổi học để vui chơi cùng các bé. Bạn có thể kể một câu chuyện cười, chơi trò chơi với bé, cùng bàn luận về một tin tức, một sở thích mà các em quan tâm...


Trong cách xưng hô: sinh viên thường không hơn quá nhiều tuổi với học sinh thì nên xưng là chị – em hay anh – em để tạo sự thân thiết, gần gũi. Chỉ khi các em đã có thiện cảm với mình, bạn mới có thể yên tâm nếu có lúc mình quát mắng chúng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại.
Có muôn vàn kiểu học sinh mà gia sư phải biết xử lý linh hoạt, khéo léo để “thuần phục” chúng


- Với các bé nghịch ngợm:
+ Bạn phải tỏ ra nghiêm khắc như một giáo viên thực thụ, thể hiện cái uy trong lời nói, chơi ra chơi mà học ra học.
+ Bạn coi học trò như một người bạn cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những cách giảng hài hước, hóm hỉnh tạo không khí vui vẻ nhưng cũng đừng thái quá dễ bị “phản ứng ngược”.


- Với các bé không chịu làm bài: Hãy tạo tính tự lập cho học trò. Để các em tự động não suy nghĩ các bài tập hoặc đưa ra hướng làm cho chúng chứ tuyệt đối không làm hộ học sinh. Nếu không dần dần các em sẽ quen ỷ lại vào gia sư.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm mà Gia sư Đức Minh chia sẻ cùng các bạn. Mong rằng các bạn ngày càng hoàn thiện mình hơn để trở thành một gia sư giỏi – chuyên nghiệp, là hạt giống số 1 của các trung tâm gia sư.
 

Thong ke