Làm thế nào để học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài trên lớp?
Như ở một bài viết trước ta đã biết tình trạng lười phát biểu khi càng học lên lớp cao lại càng nhiều hơn. Nguyên nhân dẫn đễn việc lười phát biểu xây dựng bài đến từ nhiều yếu tố chủ yếu do học sinh không tự tin, áp lực tâm lý, trầm lắng. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu được và biết cách cải thiện khả năng giao tiếp, phát biểu tiếp thu bài của mình?
Hậu quả của việc lười phát biểu xây dựng bài
Thầy cô chán nản
Lười phát biểu là tình trạng phổ biến diễn ra trong nhiều lớp học gây ra các hậu quả xấu, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, mà người chịu thiệt thòi nhất vẫn chính là các em học sinh. Tại sao tôi lại nói là thiệt thòi?
Bởi lẽ nhiều thầy cô giáo khi trao đổi về vấn đề này đều cảm thấy chán nản, không có hứng thú trong giảng dạy. Nhiều khi cô giáo chỉ hỏi những câu hỏi mà đáp án trong sách giáo khoa rồi mà hỏi đi hỏi lại 3-4 lần các em vẫn ngồi im thin thít. Kết quả là người hỏi người tự trả lời. Khi thầy cô giáo không cảm thấy học sinh có hứng thú với bài giảng thì việc giảng dạy sẽ kém đi phần nào nhiệt huyết.
Học sinh thụ động, lười suy nghĩ
Lười phát biểu khiến các em học sinh rơi vào trạng thái bị động, chờ đợi, chỉ biết “ăn sẵn”, lười suy nghĩ động não. Không hiểu bài cũng không dám nói hay phát biểu, dẫn đến kiến thức bị hổng. Lười phát biểu lâu ngày sẽ tạo thành thói quen thiếu tự tin, hạn chế sáng tạo, khả năng giao tiếp...
Trong đó khả năng giao tiếp giúp rèn luyện khả năng tự tin giao tiếp trước đám đông, thuyết trình, dám đứng lên khẳng định bản thân, có tiếng nói cho bản thân mình.
Vậy làm sao để các em học sinh có ý thức hơn trong việc tích cực phát biểu xây dựng bài?
Đây không chỉ là vấn đề của các thầy cô giáo mà kể cả là gia sư dạy thêm tại nhà cũng đều mong muốn học sinh chia sẻ nhiều hơn về vấn đề và khó khăn của mình.
Thầy cô giáo cần tích cực trau dồi các kỹ năng chuyên môn, đầu tư vào chất lượng bài giảng trước khi lên lớp
-Căn cứ vào từng tiết học, nội dung học, thầy cô giáo có phương pháp học để kích thích và thu hút sự tò mò hay hiếu kỳ của học sinh.
-Câu hỏi cũng được lên không quá dễ hay khó, không nên ngắn hay dài quá, câu hỏi nên mang hướnggợi mở, gắn với đời sống thực tiễn.
-Tạo bầu không khí gần gũi, thoải mái giữa thầy cô và học sinh, một câu chuỵen vui có tính giáo dục cũng là một điều sẽ dễ thu hút học sinh tới bài giảng của mình. Những câu chuyện mang tính thời sự hiện nay cũng là một ý tưởng không tồi.
-Câu hỏi sai hay đúng đều được thầy cô cảm ơn và hoan nghênh. Câu trả lời của học sinh đâu nhất thiết phỉa là đúng, nếu sai thì mới cần đến thầy cô chứ. Các em học sinh không nen ngại việc trả lời sai mà cứ bình tĩnh trả lời các câu hỏi dù đúng hay sia thì thầy cô đều sẽ rất quan tâm đến em.
-Khuyến khích phát biểu bằng điểm số. “Treo giải thưởng” cho các em học sinh trả lời đúng câu hỏi này, phần quà nhỏ thôi, có thể là tặng điểm số. Điều này giúp các em hào hứng hơn trong việc đóng góp và xây dựng bài.
-Trên đây là một số các cách để thầy cô giáo có thể giúp tăng sự hứng thú từ học sinh tới bài giảng của mình, giúp các em tự tin hơn, hăng hái hơn khi đứng lên phát biểu và trả lời câu hỏi.
Với kinh nghiệm tư vấn và cung cấp gia sư giỏi dạy kèm tại nhà trong suốt 15 năm qua, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh, gia sư Đức Minh tiếp tục vẫn là địa chỉ trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Liên hệ trung tâm gia sư Đức Minh để được tư vấn tìm gia sư giỏi dạy kèm tại nhà theo yêu cầu môn học, trình độ.