Làm gì để con vượt qua khó khăn

Không chỉ những phụ huynh trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con, mà cả những phụ huynh có kinh nghiệm cũng gặp không ít khó khăn khi con bước vào độ tuổi lên ba. Không ít phụ huynh phải thốt lên rằng: “Trời ơi, trước kia ngoan thế mà sao giờ ương bướng, khó bảo, ngang ngạnh như thế? Thậm chí có phụ huynh còn nhận thấy sự vô lễ với người lớn, chuyên quyền và chống đối…

 

lam-gi-de-con-vuot-qua-kho-khan
“Khủng hoảng tuổi lên 3”

 

Đó là những biểu hiện của trẻ khi trẻ bước sang tuổi lên ba, giai đoạn được các nhà tâm lí học cho là giai đoạn khủng hoảng quan trọng “khủng hoảng tuổi lên 3”. Vậy tại sao ở trẻ lại xuất hiện khủng hoảng tuổi lên ba và cha mẹ cần làm gì khi con mình bước vào độ tuổi này.
 

Trong khuôn khổ của bài viết này, gia sư hà nội chúng tôi chỉ đề cập tới vấn đề ứng phó với khủng hoảng tuổi lên ba ở trẻ một cách khoa học và có hiệu quả

 

1. "Khủng hoảng tuổi lên ba" và biểu hiện của nó?

 

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng “khủng hoảng tuổi lên ba” là một hiện tượng tâm lí bình thường có ở mọi đứa trẻ khi bước vào giai đoạn đó. 

 

 Thế nhưng mức độ biểu hiện của các trẻ khác nhau là khác nhau. Việc gia đình giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba như thế nào, sẽ có ảnh hưởng lớn tới trẻ khi trẻ vượt qua khủng hoảng ở giai đoạn tiếp theo là “khủng hoảng tuổi thiếu niên”

 

Theo nghiên cứu của các nhà Tâm lí học Mĩ thì nếu trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba một cách thuận lợi thì khủng hoảng tuổi thiếu niên sẽ “êm đềm” hơn so với những trẻ mà không vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba hoặc vượt qua một cách bản năng mà không có sự can thiệp, giúp đỡ của người lớn.

 

Trẻ lên ba với bước ngoặt là sự phát triển của Tự ý thức và cái Tôi cá nhân, do đó có xu hướng tách mình ra khỏi người khác và độc lập. Đồng thời trẻ có xu hướng chuyên quyền lấy mình là trung tâm bằng cách gắn mọi thứ với mình thông qua khẳng định các lời nói “bài hát của con”, “ bố của con”, “ nhà của con”…Với đặc điểm đó, có thể nhận thấy đây là giai đoạn khá nhạy cảm vì đây là giai đoạn mở đầu hoặc là có thể hình thành tính độc lập, tự chủ cho con hoặc sẽ là con có tính ích kỉ và phụ thuộc vào cha mẹ.

 

2. Để giúp con vượt qua được "khủng hoảng tuổi lên ba" phụ huynh nên

 

Tôn trọng và thỏa mãn tính độc lập của trẻ ở chừng mực cho phép. Đồng thời hướng dẫn trẻ một số việc tự phục vụ hoặc giúp đỡ người lớn để tính độc lập phát triển mà trẻ vẫn nghe lời.

 

  Kịp thời nhận thấy những khả năng mới của bé. Nếu cha mẹ đánh giá đúng đắn và cách ứng xử khéo léo, sẽ giúp trẻ vượt qua khủng hoảng nhanh chóng, nhẹ nhàng. 
 

Tạo ra những hình thức hoạt động mới để trẻ có những quan hệ mới với mọi người xung quanh. Đặc biệt nên cho trẻ chơi các trò chơi đóng vai để trẻ có thể hiểu được những vai xã hội và các quy tắc ứng xử, chuẩn mực hành vi và chuẩn mực xã hội…

 

Cha mẹ nên đánh giá đúng vai trò của khủng hoảng ở lứa tuổi này, không nên coi đó là thuộc tính cố hữu hay coi thường khủng hoảng ở tuổi này vì nếu không đánh giá đúng và có cách ứng xử phù hợp, khủng hoảng tuổi lên ba sẽ kéo dài suốt thời thơ ấu, để lại những dấu vết nặng nề cho trẻ về sau.
 

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên phân biệt tính bướng bỉnh và sự kiên trì của trẻ để có thể giáo dục trẻ tốt hơn bởi 5 năm đầu đời là giai đoạn trẻ hình thành và phát triển tâm lí một cách nhanh và mạnh nhất, có những thuộc tính tâm lí, nét tính cách sẽ theo trẻ mãi về sau mà khó có thể thay đổi được. 

 

Cùng với tình yêu thương con, mong những phụ huynh trẻ sẽ là những người ươm mầm thông thái để có được những chồi xanh mạnh khỏe.    

                                                                                                 

Trung tâm Gia Sư Đức Minh

Thong ke