Giật mình ... 82,3% học sinh nói dối !

giat-minh-823-hoc-sinh-noi-doi
Học sinh nói dối

1. Nói dối là gì?

 

Xã hội ngày càng phát triển thì con người càng có nhiều thông tin, khi chỉ cần một cái cick chuột thì chúng ta có thể có được một thông tin khá lớn nhưng vấn đề là không phải ai cũng có thể có khả năng phân tích những thông tin đó và chúng ta bị choáng ngợp trong bể thông tin. Đặc biệt trong xã hội mà con người đang bị quấn vào những guồng quay của cuộc sống, dường như người ta không đủ thời gian để kiểm nghiệm những thông tin mình có được. Trong xã hội mà thật giả lẫn lộn như hiện nay, khi hầu hết các vị cha mẹ đều qua bận rộn với cuộc sống mà không có thời gian để quan tâm tới con, có chăng là những thông tin do con mình thông báo, mà không phải lúc nào lời con nói cũng đúng sự thật, lời con nói không được kiểm chứng và không bị trách phạt nếu có sai do đó trẻ trong độ tuổi vị thành niên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. 

          

Bước vào lớp một chúng ta đã được trang bị bài học đạo đức đầu đời: năm điều Bác Hồ dạy Thiếu Niên Nhi Đồng. Trong đó, điều 5 có viết: "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Như vậy, trung thực là một trong những đức tính quý giá mà con người được xây đắp ngay từ nhỏ. Cái gốc, cái nền có sẵn như thế, vậy mà không ít học sinh vi phạm bài học đạo đức đó. Hiện tượng trẻ nói dối là một hiện tượng phổ biến trong học đường hiện nay.

 

Theo nghiên cứu cho thấy thì  kết quả điều tra 532 học sinh ở một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội cho thấy 82,3% học sinh có hành vi lệch chuẩn là nói dối. (theo nghiên cứu của viện nghiên Tâm Lý Học năm 2011).

 

Trẻ nói dối được hiểu là trẻ nói sai sự thật về thành tích học tập, những sai phạm ở trường, ở nhà hay thiếu trung thực trong thi cử mà không muốn cha mẹ và thầy cô biết. 

 

2. Thói quen thiếu trung thực của trẻ được biểu hiện qua các mức độ

 

-  Nói dối bố mẹ về những thành tích trong học tập ở trường và việc vi phạm nội quy trường học, lớp học. (Nói tăng điểm kiểm tra ở lớp hoặc điểm kém thì giấu đi; vi phạm nội quy mà phải viết bảng kiểm điểm thì giấu đi không cho bố mẹ biết)

 

-  Nói dối hoặc tìm người thay thế bố mẹ để đưa ra những phản hồi khi nhà trường thông tin về cho phụ huynh. (Giả mạo chữ kí của bố mẹ trong bản kiểm điểm, thuê xe ôm đi họp phụ huynh thay bố mẹ…) 

 

-  Thiếu trung thực trong thi cử và kiểm tra. (Quay cop, gian lận trong thi cử).

 

 Trẻ bắt đầu hình thành hành vi thiếu trung thực và bị lôi cuốn vào các hành vi đó diễn ra theo cơ chế bắt chước và sự thiếu hiểu, hiểu không đúng các chuẩn mực xã hội, hoặc cũng có thể diễn ra theo cơ chế thỏa hiệp. Sau đó là giai đoạn củng cố những hành vi thiếu trung thực dần dần chiếm ưu thế trong đời sống của trẻ. Do tiếp tục bị lôi cuốn vào những hành vi thiếu trung thực nên hành vi lệch chuẩn đó ngày càng được củng cố và phát triển. Những nhu cầu, hứng thú, thói quen là hệ lụy của hành vi thiếu trung thực dần hình thành. Ở giai đoạn này, hành vi lệch chuẩn của trẻ hình thành theo cơ chế lây lan và mối liên hệ qua lại giữa các hành vi lệch chuẩn. Khi hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ở trẻ sẽ hình thành thói quen thiếu trung thực và bị lệ thuộc vào thói quen đó, thực hiện nó một cách vô thức. 

 

3. Nguyên nhân dẫn tới trẻ nói dối

 

Thứ nhất là do ảnh hưởng của môi trường sống, khi xã hội ngày càng phát triển với sự phát triển của khoa học công nghệ thì sức lao động của con người được thay thế và như vậy, con người phải lao vào guồng quay để khẳng định mình và sử dụng không ít “mánh khóe” để có thể có được chỗ đứng trong xã hội. Khi xã hội với thật giả lẫn lộn như hiện nay thì trẻ chịu ảnh hưởng là tất yếu. 

 

 Thứ hai, trẻ nói dối là do quá sợ hãi, khi bố mẹ đặt áp lực tâm lí về mặt điểm số nên con quá lớn vô tình sẽ buộc trẻ vào tình huống nói dối theo cơ chế để tự bảo vệ bản thân. Bởi trẻ nghĩ nếu nói dối về điểm số mà bố mẹ không phát hiện ra thì sẽ không làm sao cả, còn hơn là nói thật mà bị mắng và đánh. Có thể sẽ " nguy hiểm" hơn nếu bố mẹ phát hiện ra, nhưng trẻ chấp nhận " rủi ro" để có được cảm giác an toàn hiện tại.

 

Thứ ba: Bên cạnh đó một nguyên nhân không thể không kể đến là do bố mẹ là tấm gương xấu để con bắt chước.Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống”.Còn nhà giáo dục nổi tiếng Macarencô thì khẳng định:“Không có phương pháp giáo dục nào hiệu quả hơn là tấm gương của người thầy”.Trong giáo dục gia đình bố mẹ không chỉ là tấm gương sống cho con mà còn là những người thầy đầu tiên của con mình. Trẻ ở lứa tuổi này chỉ làm theo những gì người lớn làm chứ không nghe theo những gì người lớn nói.

noi-doi
Nguyên nhân trẻ nói dối

 

Ngoài ra, do phương pháp khen thưởng và trách phạt của cha mẹ chỉ mang tính hình thức và không có tính răn đe và không có ý nghĩa với học sinh.

 

 Do đó cha mẹ nên là tấm gương cho con và có những phương pháp khen thưởng và trách phạt con một cách hợp lí. Đồng thời thì cha mẹ cần nhất quán trong cách giáo dục con, tránh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

 

Nếu phụ huynh quá bận rộn không có thời gian để dành cho con thì nên tìm gia sư uy tín qua các trung tâm gia sư uy tín .Những gia sư giỏi này sẽ góp phần cùng cha mẹ quả lý con và kịp thời phát hiện và ngăn chặn thói quen nói dối của trẻ.

 

Mong phụ huynh gương mẫu để nuôi dạy những đứa con trung thực

                                                                                             

Trung tâm Gia Sư Đức Minh

Thong ke