Con giành đồ chơi với bạn, con đánh bạn, con quăng đồ vật khi bực tức… đó chính là những việc thường xuyên xảy ra với các trẻ nhỏ, hoặc khi bé làm sai điều gì bé rất lúng túng và lo sợ nhưng không phải bé nào cũng muốn nói lời xin lỗi. Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp con hiểu, nhận lỗi khi làm việc gì đó không đúng? Hãy cùng gia sưĐức Minh tìm hiểu nhé!
1. Giúp trẻ phân biệt Đúng - Sai
Một lời xin lỗi miễn cưỡng gần như vô nghĩa vậy hãy Tập trung vào việc giúp đỡ trẻ giao tiếp với nhau hơn là buộc trẻ nói lời xin lỗi bằng cách:
+ Yêu cầu từng đứa trẻ trình bày lại sự việc gây mâu thuẫn
+ Phân tích và chỉ dẫn cho trẻ điều đúng điều sai
2. Dạy con hiểu đúng về lời xin lỗi chân thành
Sau khi giải thích đúng sai cho con, hãy hướng cho con đến nói lờ xin lỗi với bạn, khi con chủ động nói “xin lỗi” hãy lắng nghe giọng nói của bé. Nếu trong âm thanh vẫn còn sự giận dữ , bạn cần cho bé thêm thời gian để cơn nóng giận qua đi. Hãy nói với con bạn như sau:
"Mẹ không muốn con xin lỗi, khi mà lời xin lỗi của con không làm cho ai đó cảm thấy khá hơn" hay "Mẹ không muốn con nói lời xin lỗi, khi con vẫn chưa nhận thấy lỗi của mình."
3. Hãy là tấm gương sáng cho con
Trẻ luôn quan sát học hỏi những cử chỉ, hành động của người lớn. Vì thế, nếu không làm một tấm gương sáng để trẻ noi theo thì các bậc làm cha làm mẹ không thể yêu cầu trẻ có được sự văn minh lịch sự trong giao tiếp. Trẻ con tiếp thu rất nhanh và ghi nhớ cũng rất giỏi, chính vì vậy nếu không thực hiện được lời hứa với trẻ bạn nhất định phải nói lời xin lỗi. Trong sinh hoạt hàng ngày bạn nên nói lời xin lỗi con nếu mắc phải sai lầm. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ, xoa dịu cảm xúc và giúp có được những bài học đáng quý từ những chi tiết nhỏ. Từ đó dần hình thành nên thói quen nói lời xin lỗi mỗi khi trễ hẹn hoặc mắc sai lầm.