Các bước làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý
Ở bài viết trước, ta đã tìm hiểu về các kỹ năng cần thiết để làm một bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý. Để có thể đạt được điểm tối đa trong phần viết văn nghị luận xã hội này (3 điểm) học sinh không chỉ giải quyết được vấn đề mà đề bài đặt ra, học sinh còn cần nhiều kiến thức mở rộng giúp nội dung bài viết thêm phong phú và sáng tạo hơn.
Ôn thi đại học môn Văn: Các bước viết văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý
Bước 1: Giải thích về tư tưởng đạo lý
Đầu tiên học sinh cần phải đi vào trọng tâm để giải thích các từ ngữ câu nói, thuật ngữ, nghĩa đen nghĩa bóng, quan điểm của tác giả về câu nói.
Ở bước này học sinh cần giải quyết được các câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Bước 2: Bàn luận (Ca ngợi / Phê phán)
Ở bước này, học sinh đi sâu vào phân tích và chứng minh mặt đúng của tư tưởng đạo lý. Từ đó đưa ra tầm quan trọng của tư tưởng vào đạo lý đó.
Hoặc có thể bác bỏ và phê phán những biểu hiện sai lệch, những vấn đề còn hạn chế, chưa hợp lý.
Dù là ca ngợi hay phê phán, học sinh cũng cần đưa ra các dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh luận điểm của mình là đúng hay sai. Phần này trả lời cho câu hỏi: Tại sao lại như thế?
Bước 3: Mở rộng
Sau khi bình luận, học sinh cần mở rộng thêm luận điểm bằng các giải thích và chứng minh, đào sâu hơn về vấn đề. Hoặc có thể lật ngược lại vấn đề. Nói chung thì đây là phần đề học sinh thể hiện được sự sáng tạo và tư duy của mình đến đâu.
Học sinh khi viết nghị luận về mặt trái của vấn đề sẽ lật ngược lại vấn đề bằng cách đưa ra các vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là cách để phủ định cái sai.
Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học về nhận thức và hành động
Đây là bước kết vô cùng quan trọng, rút ra được kết luận đúng để có thể thuyết phục được người đọc có thể áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Ôn thi đại học môn Văn: Những lưu ý khi viết luận cứ, chứng minh cho luận điểm
Khi xây dựng lập luận, ta đều biết rằng điều quan trọng nhất là phải tìm được các luận cứ có sức thuyết phục cao nhất. Luận cứ là những ý nhỏ giúp triển khai cho luận điểm. Luận cứ có thể là các dẫn chứng, lý lẽ để làm sáng tỏ cho luận điểm. Và điểm quan trọng học sinh cần lưu ý để đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau của luận cứ
-Luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Luận cứ luôn luôn phải xuyên suốt và thống nhất với luận điểm. Không thể trước thì khẳng định sau lại phản bác được.
-Luận cứ phải xác thực và đúng đắn. Đây là điều kiện tiên quyết về việc bài viết của học sinh có tính thực tiễn cao hay không. Học sinh khi nêu bất cứ nguồn gốc các số liệu hay sự kiện tiêu biểu nào thì luôn cần sự chính xác. Nếu không biết chắc chắn thì đừng viết vào bài. Tuyệt đối không có sự bịa đặt luận cứ. Ví dụ như con số về số người hút thuốc là năm 2017.
-Luận cứ phải tiêu biểu
-Luận cứ phải vừa đủ, không thừa không thiếu, đáp ứng được yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm đặt ra.
Tại sao nên tìm gia sư luyện thi đại học môn Văn tại trung tâm gia sư Đức Minh
-Đội ngũ gia sư đều là các giáo viên đến từ các trường đại học, trung học nổi tiếng
-Các sinh viên có kết quả điểm thi môn học xã hội cao, thành tích học tập hiện tại luôn đứng trong top của trường, lớp
-Có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm
Với kinh nghiệm tư vấn và cung cấp gia sư giỏi dạy kèm tại nhà trong suốt 15 năm qua, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh, gia sư Đức Minh tiếp tục vẫn là địa chỉ trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Liên hệ trung tâm gia sư Đức Minh để được tư vấn tìm gia sư giỏi dạy kèm tại nhà theo yêu cầu môn học, trình độ.