Sự thật là Nhật Bản không có ngày nhà giáo, bạn có biết không?

Trên thế giới, khắp các quốc gia, hàng năm đều tổ chức ngày lễ kỷ niệm ngày nhà giáo. Mỗi quốc gia lựa chọn ngày nhà giáo dựa theo tín ngưỡng và văn hóa khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều là ngày để các thế hệ học sinh hướng về thầy cô của mình. Ở Việt Nam và nhiều nước khác, trong ngày này, các học sinh bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô bằng những món quà nhỏ thấm đượm tình yêu thương. Còn Nhật Bản thì sao, một trong những nước coi trọng giáo dục như vậy.

Xin trả lời rằng: Nhật Bản không hề có ngày nhà giáo. Vậy tại sao? Một đất nước coi trọng giáo dục, lễ nghi như Nhật lại không hề có ngày nhà giáo?

tôn sư trọng đạo ngày nhà giáo nhật bản

Quan niệm theo người Nhật về thầy cô giáo

“Sensei” từ phiên âm Romaji theo tiếng Nhật nghĩa là người thầy. “Sensei” bày tỏ sự kính trọng cao nhất với nững người sinh ra trước. Nhật Bản, một trong những nước phát triển như vậy lại chẳng hề có ngày dành cho giáo viên? Câu trả lời rất đơn giản: Ngày nào cũng là ngày Nhà giáo ở Nhật. Nghề nhà giáo cũng như các nghề nghiệp khác đều được coi trọng. Mọi người đều tôn trọng nghề nghiệp của nhau. Họ làm việc không vì ngày gì cả, đơn giản vì nghĩa vụ mà thôi.

Truyền thống văn hóa Nhật trong việc "tôn sư trọng đạo", lấy giáo dục làm tiền đề

Việc đầu tiên mỗi ngày mà các học sinh Nhật làm khi đến trường, lớp là cúi chào thầy cô thật lễ phép. Tư thế cúi gập người 90 độ bày tỏ sự tôn trọng với thầy cô của mình.

Theo Catherine Lewis – học giả của đại học Mil: “Cả hệ thống giáo dục của Nhật Bản được lập ra để nhấn mạnh tầm quan trọng của những người làm nghề giáo. Đổi lại, họ mang trên mình những kỳ vọng của toàn dân tộc để cống hiến cả cuộc đời dành cho việc đào tạo nên những thế hệ làm rạng danh đất nước về sau”.

Thầy cô giáo “sensei” nhưng một tấm gương làm chuẩn cho các học sinh của mình, gương mẫu, sống chuẩn với đạo đức.

trường học giáo dục nhật bản

“Tiên học lễ hậu học văn”

Ở Nhật Bản đề cao giáo dục con người trước so với việc đào tạo các kiến thức. Bởi lẽ quan niệm, nếu một người họ không có những kiến thức đạo lý thông thường thì dù họ có được kiến thức rộng đến đâu cũng sẽ chỉ như  “con sâu làm giàu nồi canh” mà thôi.

Tính tự giác luôn được rèn luyện cho học sinh từ khi còn rất nhỏ. Ở lối vào các lớp học, đều có các tủ giày dành có từng ô riêng cho học sinh, các em sẽ thay giày vào tủ để đi dép đồng phục của trường. Như vậy giúp giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung.

tủ giày cho học sinh nhật bản

Ở Nhật Bản có một điều đặc biệt, học sinh không phải làm bất cứ bài thi nào cho đến khi lên đến lớp 4. Như vậy, giáo dục nhân cách luôn được đặt lên hàng đầu. Các em được dạy cách tôn trọng người khác, tự lập hơn và yêu thương động vật, bảo vệ thiên nhiên.

Chẳng thế mà ở các trường tiểu học, thường có nhiều vườn rau và các chuồng thú nuôi. Các học sinh sẽ thay phiên nhau trực nhật để tưới cây và chăm sóc thú nuôi là các chú gà, con thỏ, con rùa hay bể cá.

Ai là người dạy dỗ các em trưởng thành? Người đóng góp to lớn nhất chẳng phải chính là các thầy các cô “sensei” hay sao.

==========================

Với kinh nghiệm tư vấn và cung cấp gia sư giỏi dạy kèm tại nhà trong suốt 15 năm qua, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh, gia sư Đức Minh tiếp tục vẫn là địa chỉ trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Liên hệ trung tâm gia sư Đức Minh để được tư vấn tìm gia sư giỏi dạy kèm tiếng nhật tại nhà theo yêu cầu môn học, trình độ. 

Gia sư Đức Minh - Trung tâm gia sư uy tín tại Hà Nội

Phụ huynh liên hệ: 02473022666   -   DĐ: 0913876686  -  0965876686 

Gia sư liên hệ: 0968042289  -   01234090588

Email: giasusuphamducminh@gmail.com

Thong ke