Giáo dục việt nam

Tại diễn đàn xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam từ tư vấn đến chính sách. Phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng thực hiện xã hội học tập ở Việt Nam hiện nay phải gắn liền với việc tiếp thu văn hóa giáo dục.

 Nghề nhà giáo, gia sư sư phạm có đặc thù riêng bởi là việc trồng người. Thầy cô phải là những tấm gương sáng để học sinh noi theo, mỗi hành vi cử chỉ của thầy cô đều có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học trò. Song thật buồn là có một bộ phận nhỏ giáo viên đã đánh mất mình, có những hành vi vô đạo đức, phản giáo dục, gây bức xúc trong xã hội. Không tin được dù đó là sự thật khi trong ngành sư phạm lại có những sai lầm không thể chấp nhận được. Thời gian gần đây dư luận xã hội bị sốc khi xem được những clip thầy cô bạo lực học sinh. Vụ thầy hiệu trưởng đánh học trò thâm tím, thầy hiệu phó đánh nam sinh nhập viện. Cô giáo đánh học sinh thủng màng nhĩ….Hay cả những việc dối trá trong thi cử, ăn cắp công trình khoa học, ăn chặn tiền hỗ trợ chi phí học tập của học sinh nghèo đã xảy ra nơi này, nơi kia.

giao-duc-viet-nam-gia-su-duc-minh
Thầy cô - Người cha người mẹ thứ hai, người lái đò của thế hệ tương lai

Khi nhắc tới nhà giáo là nhắc tới những tấm gương đạo đức. Chả thế mà nhiều phụ huynh phải dùng đến oai của cô giáo để dạy dỗ con điều gì đó. Nếu nhà giáo không gương mẫu, học sinh sẽ soi gương mờ. Cô giáo gian dối, làm sao dạy học sinh trung thực, thật thà! Thầy cô hành xử với học trò kiểu xã hội đen, làm sao dạy học trò thương yêu, đoàn kết! Cổ nhân đã dạy: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Nếu từ tấm bé, con trẻ đã méo mó nhân cách, làm sao trở thành công dân tốt cho xã hội?

 Bên cạnh sự yếu kém về đạo đức một bộ phận thầy cô còn yếu kém về chuyên môn và năng lực sư phạm. Tuy chỉ là “con sâu” nhưng vẫn làm rầu “nồi canh”. Ngành giáo dục bị mang tiếng, uy tín và niềm tin với nhà trường bị giảm sút, danh dự nhà giáo hoen ố. 

 Ngành giáo dục muốn phát triển, trước hết phải đổi mới từ chính những người thầy, phải có sự thanh lọc những người yếu kém về chuyên môn và đạo đức. Và trên hết, mỗi thầy cô phải luôn tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt mới xứng đáng là những người cha người mẹ thứ hai, người lái đò của những kiếp người.

Thong ke