Bí quyết ôn thi Đại học môn Hóa

Kiến thức là yếu tố tiên quyết để làm tốt bài thi Hóa học, cho dù là với câu hỏi lý thuyết hay với bài tập tính toán, không có kiến thức Hóa học thì không thể làm được bất cứ câu nào trong đề thi.

Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống, chính vì vậy, nếu học tốt môn Hóa học, các em sẽ vô cùng thích thú khi khám phá được rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Bài viết này gia sư Hóa học có kinh nghiệm luyện thi Đại học  xin chia sẻ với các bạn một vài bí quyết giúp các em học và ôn thi tốt môn học này.

1.  Đừng rời bỏ kiến thức SGK

sach-giao-khoa-hoa-hoc
Đừng rời bỏ kiến thức SGK

 

 Đây là điều tối quan trọng vì sách giáo khoa cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và đề thi cũng luôn xoay quanh khối kiến thức này. Tuy nhiên đề thi thường không bao giờ có câu hỏi "rập khuôn" như trong SKG mà có sự biến đổi để phát huy tính sáng tạo của thí sinh.
Nội dung các đề thi không nằm ngoài chương trình SGK phổ thông hiện hành. Phần lớn các câu hỏi không yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng các định nghĩa, các khái niệm…, mà cần hiểu chúng và suy luận.

2.   Rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy

Không phải bài toán nào cũng có cách giải đặc biệt nhanh, không phải bài toán nào cũng có công thức tính riêng. Để giải một bài toán thật nhanh và hiệu quả, việc trước tiên là phải rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy. Các em không thể đòi hỏi việc giải nhanh một bài toán Hóa học nếu như chính các em không thể tính nhanh được từ những phép tính đơn giản nhất.

3.  Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách

kien-thuc-hoa-hoc-tong-hop
Thường xuyên hệ thống hóa kiến thứcNhãn

 

 Kiến thức Hóa học có đặc thù riêng là mang tính hệ thống và liên tục mà nó  có sự gắn kết liên tục và mang tính hệ thống, trải đều qua cả 3 năm học.

Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều quan trọng là các em phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. Lý thuyết của Hóa học không cứng nhắc và cũng không giản đơn, ta không thể ôn tập bằng cách “đọc chay” hay “học vẹt” mà phải bằng cách luyện tập, thường xuyên ghi ra, viết ra. Để làm được điều đó thì có một cách đơn giản là khi gặp bất kỳ câu hỏi nào, bài tập nào, các em hãy cố gắng không chỉ tìm cách giải quyết câu hỏi đó, bài toán đó mà còn tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại..

4. Nắm vững và chỉ ra được các dấu hiệu quyết định đến phương pháp giải bài toán

gia-su-hoa-hoc-duc-minh

Một bài toán Hóa học là tập hợp của nhiều dữ kiện giải toán khác nhau mà cách giải bị chi phối bởi 2 yếu tố chính là: các phản ứng Hóa học xảy ra trong bài và các phương pháp cần dùng để giải bài toán đó.  Để giải được một bài toán sao cho nhanh và chính xác, nhất thiết phải giải quyết cho được 2 yếu tố đó, nếu nắm được phương pháp giải bài toán mà không biết tính chất Hóa học thì không thể giải được và ngược lại, nếu nắm được bản chất Hóa học mà không lựa chọn được phương pháp phù hợp thì việc giải toán sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.

 Hi vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp ích cho các em học hiệu quả môn học này. Tôi cũng mong rằng bài viết sẽ giúp giáo viên và các bạn gia su hoa tích lũy được thêm kinh nghiệm giảng dạy cho mình,để từ đó đưa ra cách dạy phù hợp, đạt hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Gia sư Đức Minh

Thong ke