Tuyệt chiêu giúp  trẻ nhớ lâu, học nhanh

 

Cha mẹ lúc nào cũng là người đặt nặng trọng trách lên người con cái, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ luôn được cha mẹ đặt kỳ vọng rất lớn. Việc cho con đi học thêm nhiều lớp văn hóa đã không còn lạ, tuy nhiên làm sao để trẻ học ít mà nhớ lâu, trẻ không cần phải quá áp lực khi học hành. Tuyệt chiêu giúp trẻ nhớ lâu, học nhanh sẽ giúp bạn làm được điều đó.

 

Dạy trẻ học cách đọc to, đọc thầm và tự đọc

 

Dạy trẻ học cách đọc to, đọc thầm và tự đọc

Dạy trẻ học cách đọc to, đọc thầm và tự đọc

 

Để trẻ có thể nhớ một điều gì đó thật lâu, việc đọc là một việc hết sức cơ bản. Quá trình ghi nhớ nên kéo dài 3 bước:

Bước 1: Đọc to thành tiếng từ 2-3 lần

Bước 2: Đọc thầm trong suy nghĩ từ 2-3 lần

Bước 3: Trẻ đọc thuộc lại những gì đã ghi nhớ

Qua trình trên sẽ lặp lại đi lặp lại cho đến khi kiến thức đi sâu vào trong tiềm thức trẻ. Qua đó, trẻ sẽ nhớ lâu hơn, tiếp thu bài học cũng sẽ nhanh hơn.

 

Dạy trẻ nhớ lâu bằng cách ghi chú mọi thứ ra giấy

 

Dạy trẻ nhớ lâu bằng cách ghi chú mọi thứ ra giấy

Dạy trẻ nhớ lâu bằng cách ghi chú mọi thứ ra giấy

 

Con người chúng ta vốn dĩ khoảng trống là có hạn, đến một mức độ nào đó, não bộ buộc phải đào thải những thứ không cần thiết để dung nạp thêm kiến thức mới, trẻ càng nhỏ thì khoảng trống cũng đồng thời càng nhỏ. Vì vậy việc ghi nhớ những kiến thức mới mẻ vừa học được không phải là điều gì khó khăn. Tuy nhiên, cùng lúc đó một lượng kiến thức đã bị đào thải khỏi não bộ. Để việc đó không xảy ra, bạn phải tập cho não bộ dần quen với cường độ tiếp thu. Và một trong những cách đó là ghi mọi thứ ra giấy. Hay người ta còn có thể gọi đây là phương pháp sử dụng thẻ học tập. Cha mẹ có thể tự làm ra chúng. Chọn những mảnh bìa cứng, cắt vuông vức tầm một quân bài. Vẽ một mặt là chữ cái hoặc số, mặt còn lại là hình ảnh. Cho con chơi với những tấm thẻ này hàng ngày thực sự có tác dụng ghi nhớ và kích thích não trẻ.

 

Dạy con nhớ lâu bằng phương pháp sử dụng liên tưởng

 

 

Dạy con nhớ lâu bằng phương pháp sử dụng liên tưởng

Dạy con nhớ lâu bằng phương pháp sử dụng liên tưởng

 

Như khoa học đã chứng minh, trẻ sẽ nhớ được lâu hơn nếu thứ đó có hình ảnh sống động và khiến trẻ liên tưởng đến một điều gì đó thú vị. Những hình tượng mới lạ, màu sắc tươi mắt bao giờ cũng khơi dậy tình cảm vui vẻ và thúc đẩy sức nhớ của trẻ. Trẻ càng thấy hứng thú với sự vật đó, ấn tượng để lại trong trí nhớ càng sâu sắc hơn. Giúp trẻ liên tưởng các khái niệm và hình tượng với nhau, qua đó trẻ có cơ sở để tìm tòi những nhận thức mới.

Việc sử dụng sơ đồ tư duy mới chỉ là bước một trong quá trình ghi nhớ. Liên tưởng mới là mấu chốt của sự phát triển não bộ của trẻ. Trí tưởng tượng của trẻ là bất tận, nên việc trẻ có thể sử dụng liên tưởng để ghi nhớ kiến thức sẽ dễ dàng hơn người lớn rất nhiều. Ví dụ khi học một một bài lịch sử, nếu chỉ đọc những trang sách đơn thuần hoặc nhìn các chuỗi sự kiện qua sơ đồ tư duy, trẻ sẽ chỉ nhớ được 50-60% kiến thức. Còn nếu trẻ có khả năng liên tưởng, tưởng tượng các bài học lịch sử đang diễn ra trước mắt như một bộ phim thì trẻ sẽ nhớ được 70-80%.

 

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Cho trẻ ngủ đủ giấc

 

Giấc ngủ là cực kì quan trọng đối với sự phục hồi của não bộ, thời gian ngủ là thời gian não bộ củng cố lại toàn bộ kiến thức được dung nạp trong ngày và sắp xếp lại thành kho dữ liệu được lưu trữ ở phần não làm nhiệm vụ ghi nhớ. Theo các nhà khoa học, những kiến thức được não ghi nhớ sẽ được lưu giữ cẩn thận, lâu dài trong ký ức, trí nhớ của trẻ. Song song đó, những ký ức quá cũ, không còn cần thiết nữa thì não sẽ tổ chức lại và xoá đi, nhường chỗ cho thông tin mới.

 

Giải lao giữa giờ

Giải lao giữa giờ

Giải lao giữa giờ

 

Việc tập trung cao độ tiếp thu kiến thức trong nhiều giờ liền sẽ khiến bé tiêu hao rất nhiều năng lượng và khiến bé mệt mỏi. Thể trạng là vô cùng quan trọng trọng việc ghi nhớ kiến thức. Nếu không được nghỉ ngơi kịp thời, não bộ sẽ có xu hướng tự nghỉ ngơi, hoặc làm việc không hiệu quả dẫn đến phần kiến thức tiếp thu vào sẽ bị lộn xộn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kiến thức của trẻ mà còn ảnh hưởng tới sức khở của bản thân trẻ. Vì vậy, làm cha mẹ không nên đặt quá nhiều áp lực cho con cái tránh tình trạng trẻ bị quá tải.

 

Kiểm tra lại

 

Việc thường xuyên kiểm tra kiến thức cũ của con cái theo định kì cũng là một cách khiến não bộ phần kiến thức đó hoạt động trở lại. Bạn chỉ cần kiểm tra một cách đơn giản: hỏi lại kiến thức từng môn học mà trẻ đã học trong này hôm trước, trong 1 tuần và thậm chí có thể hỏi những thông tin kiến thức trẻ đã tiếp thu được trước đó 2 tuần nếu có thể. Tuy nhiên, lưu ý là ba mẹ không nên gây áp lực cho con thái quá về việc này, chỉ nên xem đó là việc nhẹ nhàng, cần thiết, thậm chí hài hước, vui đùa với con trong khi kiểm tra bài. Trẻ càng lo lắng thì càng gây khó khăn cho việc nhớ nhanh, nhớ lâu. Hoặc cha mẹ có thể sắp xếp lịch kiểm tra và công khai với trẻ đồng thời tạo thêm niềm vui, sự động viên cho trẻ bằng những món quà nhỏ.

Trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên khéo léo chỉ bảo cho con, không nên khiến trẻ áp lực dẫn đến nhiều hệ quả xấu. Cha mẹ có thể sử dụng dịch vụ gia sư của chúng tôi để trẻ có hứng thú học hành hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

 

Công ty Cổ phần Giáo Dục & Đào Tạo Đức Minh

Trụ sở: Số 24B, Ngõ 86, Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội

Mã số thuế: 0105936999

ĐT: 0466 524 348 - DĐ: 0913 876 686 - 0965 876 686

Thong ke