“Tuổi nổi loạn” ở con và những điều có thể phụ huynh chưa biết

Đứa con của bạn ngày ngày ngoan ngoãn tới lớp tối lại đi học về đều đặn và bạn quá bận rộn chẳng để ý được điểm khác biệt của con. Chợt một ngày các cha mẹ khi dừng mắt lại mới chợt nhận ra: Con mình đã cao lớn từ khi nào. Cũng chính vì sự thay đổi về sinh lý mà dẫn đến các thay đổi về tâm lý trẻ mới lớn. Nhiều bậc phụ huynh không hề biết con mình vẫn thường hay trốn học, ghi giấy phép giả chữ ký, hay lấy tiền ra quán điện tử chơi. Đây được xem như một thời kì nổi loạn thường thấy ở trẻ vị thành niên.

Dấu hiệu cho thấy “tuổi nổi loạn”

Thông thường thì các hành vi “nổi loạn” của trẻ ở độ tuổi này không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu không kịp thời phát hiện và quan tâm đúng cách thì có nguy cơ phát triển thành các hành vi tiêu cực cho xã hội. Con trong tuổi nổi loạn từ 12 - 17 tuổi.

tâm lý trẻ vị thành niên

Sự “nổi loạn này” từ đâu mà có? Là bởi tâm lý muốn thoát khỏi một sự ràng buộc nào đó (cụ thể là cha mẹ), muốn một sự khác biết hay đánh dấu mốc trưởng thành nào đó. Hoặc đơn giản hơn là chúng bị những tư tưởng xấu xúi dục làm theo. Thời gian này, con bạn đang rất tò mò về cơ thể cũng như những chuyện xung quanh, chúng thường chơi với các hội bạn có hành vi đạo đức kém thì cũng sẽ bị “gần mực thì đen”.

Tuổi mới lớn này là cái thời kỳ mà chúng tôi gọi là “dở dở ương ương”. Chẳng phải người lớn cũng chẳng thể gọi là trẻ con được. Tuổi mới lớn, con bạn sẽ rất nhạy cảm với mọi thứ, tạo ra một thứ nội tiết mới trong cơ thể như một thử thách cho các con. Cha mẹ là người đã từng trải nên sẽ có thể dễ dàng thấu hiểu con cái. Hãy quan tâm con hơn trong giai đoạn này từ cách ứng xử hằng ngày.

Giúp con suy nghĩ tích cực

Thay vì nói những lời tiêu cực như: “Bố mẹ rất thất vọng khi biết con vừa đánh nhau với bạn trên lớp, tại sao con lại có thể vô học đến thế” thì sao các bậc phụ huynh không nói những lời động viên con: “Mẹ thấy con nên thử theo một cách khác chứ không nên làm như vậy, chúng ta nên dùng lời nói để ứng xử tốt nhất. “Lạt mềm buộc chặt” chẳng phải vì thế mà hiệu quả rõ rệt hơn sao?

Đừng áp đặt suy nghĩ cá nhân lên con cái

Bạn nghĩ rằng con phải thế này, con phải như thế kia, không được làm cái này cái nọ. Cha mẹ nên hiểu rằng những áp lực con đang chịu phải ở độ tuổi này như stress về bài vở, hay cáu gắt, nếu càng áp đặt thì trẻ sẽ càng ngang bướng hơn, cáu kỉnh hơn. Không nên dùng những lời đe dọa với con. “Nếu mà con còn như vậy thì đừng trách mẹ không nói trước”. Chỉ làm không khí thêm căng thẳng mà thôi

Thay vì bắt con làm việc gì, cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện và tâm sự với con, hỏi con muốn gì? Nếu thấy chưa ổn, cha mẹ có thể định hướng cho con, giải thích điều gì là hợp lý. Con sẽ hiểu khi được giải thích rõ ràng, chúng cần một lời giải thích chứ không phải là áp đặt cần làm cái này, cái kia.

giáo dục trẻ vị thành niên

Có một quy luật xác định giữa cha mẹ và con

Dẫu bạn có thả lỏng cho con ra ngoài với các mối quan hệ xã hội thế nào thì cũng cần có một sự ràng buộc các nguyên tắc để giúp con có tính trách nhiệm: Phải về nhà trước 10 giờ tối, không được hút thuốc, uống bia rượu…

Phương pháp dạy con vào độ tuổi vị thành niên – cái “tuổi nổi loạn” là hành trang cần thiết của bất cứ bậc làm cha mẹ nào. Chúc các cha mẹ thành công và trở thành một người bạn với con mình!

Với kinh nghiệm tư vấn và cung cấp gia sư giỏi dạy kèm tại nhà trong suốt 15 năm qua, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh, gia sư Đức Minh tiếp tục vẫn là địa chỉ trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Liên hệ trung tâm gia sư Đức Minh để được tư vấn tìm gia sư giỏi dạy kèm tiếng nhật tại nhà theo yêu cầu môn học, trình độ. 

Gia sư Đức Minh - Trung tâm gia sư uy tín tại Hà Nội

Phụ huynh liên hệ: 02473022666   -   DĐ: 0913876686  -  0965876686 

Gia sư liên hệ: 0968042289  -   01234090588

Email: giasusuphamducminh@gmail.com

Thong ke