Tri thức và niềm tin đạo đức

Chẳng hạn, gia sư tiếng anh lấy ví dụ: đem hết sức mình để cứu em bé trong cơn hỏa hoạn là một hành vi đạo đức, nhường phần thức ăn ít ỏi của mình cho đồng chí mình đang bị ốm đau trong nhà tù của địch là hành vi đạo đức cao cả của các chiến sỹ cộng sản... Con người phải hiểu tất cả những điều nói trên trước khi hành động. Sự hiểu biết như thế gọi là tri thức đạo đức.

tri-thuc-va-niem-tin-dao-duc

Vậy, tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

Tri thức đạo đức có được dựa trên cơ sở của quá trình tư duy sâu sắc và độc lập của cá nhân khi họ tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức. Việc nhận thức được kết quả, hậu quả có thể có được của hành vi đạo đức là một điều kiên quan trọng đối với hành vi được, vì nó là cái để khẳng định hành động đó của con người là có tính tự giác hay chỉ là hành động mù quáng. Hiểu như vậy, chúng ta thấy tri thức đạo đức là yếu tố quan trọng chỉ đạo hành vi đạo đức.

Trong thực tế, gia sư tại nhà nhấn mạnh cần phân biệt việc hiểu tri thức đạo đức khác với việc học thuộc một cách hình thức các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức. Không ít các trường hợp, các em học sinh thuộc các khái niệm đạo đức (thật thà là gì? Vì sao phải thật thà?), những chuẩn mực đạo đức (như học sinh phải trung thực khi thi cử) những các em vẫn có lúc không có hành vi đạo đức tương ứng (chẳng hạn như quay cóp).

Việc hiểu biết về chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức tuy rất quan trọng nhưng chưa hoàn toàn đảm bảo để có hành vì đạo đức. Như vậy, ngoài tri thức đạo đức, còn có sự tin tưởng nào đó về lợi ích của các chuẩn mực đạo đức đối với xã hội. Sự tin tưởng này chính là niềm tin đạo đức của cá nhân. Vậy, niềm tin đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính chính nghĩa và tính chân lí của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

Niềm tin đạo đức là một trong những yếu tố hành vi đạo đức của con người, là cơ sở làm bộc lộ những phẩm chất ý chí của đạo đức như lòng dũng cảm cứu người bị nạn, tính kiên quyết đấu tranh chống thói hư tật xấu, tính kiên trì giáo dục học sinh chưa ngoan...

Việc hình thành niềm tin đạo đức phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trang bị những khái niệm bằng nhiều hình thức, thể nghiệm những hiểu biết trong cuộc sống và trong sinh hoạt, tổ chức giáo dục gia đình, dư luận tập thể...là những yếu tố quan trọng.

Trung tâm gia sư Đức Minh

Thong ke