Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi môn Toán

Phương châm khi đi thi : Bình tĩnh, đọc kĩ đề, dễ làm trước, khó làm sau.

 

Bình tĩnh đọc kĩ đề, làm tới đâu chắc tới đó, tránh tham lam, ôm đồm nhưng dở dang, nhanh ẩu đoảng. Trước khi tiến hành làm bài thi, các bạn hãy đọc đề trước một lần để xác định trình tự các câu có thể làm được, làm theo nguyên tắc dễ  làm trước, khó làm sau bởi theo cấu trúc của một đề thi thông thường chúng ta sẽ có 10 ý và mỗi ý được một điểm, như vậy tính về mặt điểm số thì các câu có vai trò như nhau, thế nên chúng ta hãy lựa chọn một cách khôn ngoan câu dễ làm trước. 
Việc làm câu dễ trước sẽ tạo cho bạn tâm lí thoải mái và hưng phấn hơn nên hiệu quả làm bài sẽ tốt hơn. Còn nếu như bạn lựa chọn câu khó mà nghĩ mãi không ra, hẳn bạn biết chuyện gì xảy ra rồi đó! Với tâm lí không thoải mái đó, sợ rằng những câu dễ bây giờ đối với bạn cũng trở nên “khoai” vô cùng đó!

 

thi-sinh-thi-dai-hoc
Hình ảnh minh họa

Câu 1 (phần 2): Bài toán liên quan đến phần 1, câu 1


Câu 2: Giải phương trình lượng giác


Câu 4: Tính tích phân


Câu 5 (ý a): Bài toán hình học không gian phần tính thể tích


Câu 5 (ý b):Phần b của bài hình học không gian (có thể là tính khoảng cách hoặc tính góc giữa hai đường thẳng chéo nhau...)


Câu 8a (hoặc câu 8b): Bài toán hính học giải tích không gian.


Câu 9a (hoặc câu 9b): Bài toán về số phức, tổ hợp...(Nếu câu 9a hoặc câu 9b dễ các bạn có thể đưa lên trên)


Câu 7a (hoặc 7b): Hình giải tích phẳng


Câu 3: Giải hệ phương trình, phương trình


Câu 6: Bài toán tìm min, max hoặc bất đẳng thức

thi-dai-hoc

 

 

Cách trình bày bài thi

Nguyên tắc: Rành mạch, rõ ràng, làm tới đâu chắc tới đó

 

 Do Đề thi môn Toán tuyển sinh Đại học ngoài câu 1 ý a và b có quan hệ với nhau phần còn lại thường là những câu độc lập và khi bạn trình bày đúng tới đâu sẽ được tính điểm tới đó nên hãy trình bày rành mạch, rõ ràng, làm tới đâu chắc tới đó.
Tương ứng với phần ví dụ ở trên, thầy Phan Huy Khải đưa ra cách trình bày của từng ý, từng câu trong đề như sau:
 Câu 1 (phần 1)........................................................................
Câu 1 (phần 2)........................................................................
Câu 2......................................................................................
Câu 8a...................................................................................
Câu 9a...................................................................................
Câu 7a...................................................................................
Câu 3....................................................................................
Câu 6....................................................................................

Lưu ý: Khi bạn trình bày bài ở phần cuối mỗi trang, cần trình bày sao cho giám khảo có thể nhận thấy bài làm  của bạn vẫn còn tiếp tục  (nhất là cuối của mỗi tờ giấy thi), việc này sẽ là cho giám khảo không thể chấm sót bài làm của bạn.

 

Ví dụ:
Câu 3:
……………………
Vậy ta có: (cuối tờ giấy thi)

 

 Phân phối thời gian cho từng câu, từng ý của bài thi thế nào là hợp lí?

Hình ảnh minh họa

 

Việc phân phối thời gian cho từng câu, từng ý của bài thi là quan trọng. Bài thi về môn Toán các bạn sẽ làm trong 180 phút, bài có 9 câu, 10 ý. Như vậy, trung bình mỗi ý các bạn có tối đa 18 phút để làm bài.


Thầy Khải gợi ý khung thời gian làm bài cho từng ý, từng câu hỏi trong đề thi như sau:

- Câu 1 (ý 1): 10 phút 

- Câu 1 (ý 2): 10 phút

- Câu 2:         15 phút 

- Câu 3 :    20 phút

- Câu 4:         15 phút 

- Câu 5 (ý a):15 phút 

- Câu 5 (ý b):15 phút

- Câu 6:     30 phút

- Câu 7a:   20 phút

- Câu 8a: 15 phút

- Câu 9a : 15 phút

  Tổng cộng:  180 phút

 

Hơn ai hết, các bạn là người rõ thực lực của mình nhất. Thế nên trước khi đi thi hãy đặt mục tiêu mình phải được bao nhiêu điểm cho bài thi môn Toán và các ý nào mình bắt buộc phải làm được, khi bạn xác định được như thế thế thì theo đó mà có cách phân chia thời gian cho phù hợp với mình, làm tới đâu chắc tới đó, tránh ôm đồm, nhanh ẩu đoảng.

 

Chúc các bạn thành công!

 

Trung tâm Gia Sư Đức Minh
 

Thong ke