Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

Chỉ không tới 1 tháng nữa là các sĩ tử phải lên đường, bắt đầu hành trình vượt vũ môn của mình. Năm nay, bộ giáo dục đã tổ chức kì thi đại học với quy chế hai môn toán văn là bắt buộc. Thí sinh thi môn thi tự chọn dựa vào khối thi mình đã định hướng từ trước và môn Lý được thống kê là môn mà thí sinh đăng kí thi nhiều nhất. Bài viết sẽ cung cấp cho các thí sinh một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý trước khi tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2017.

 

Mẹo loại trừ

 

Thông thường trong một bài thi, các giáo viên ra đề không chỉ ra đề để đánh giá được kiến thức của sinh viên mà còn ra đề để đánh giá được độ nhanh nhạy của sinh viên. Đề thi sẽ ra những câu có 2 đáp án phủ định của nhau. Không thể phủ nhận, câu này là câu ăn điểm dành cho thí sinh, các bạn cần phải tỉnh táo để nhận biết và dành điểm những câu này nhé.

 

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

Ảnh 1: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

 

Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí. Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2

A. áp suất chất khí giảm;

B. thể tích chất khí tăng;

C. nhiệt độ chất khí thay đổi;

D. nhiệt độ chất khí không đổi.

 

Có thể thấy ngay với trường hợp của câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được.

Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn gặp may, vì đã được trợ giúp 50 - 50 rồi nhé!

 

Mẹo đơn vị

 

Trong những câu hỏi với mục đích kiểm tra phần kiến thức nhỏ, kiểm tra trí nhớ đơn vị của bạn. Câu hỏi có thể ra đề rất phức tạp, nhưng ở phần đáp án ại khá đơn giản. Giả dụ như trong trường hợp mà khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có hẳn 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy từ từ tính toán đã, có thể người ra đề muốn kiểm tra kiến thức về đơn vị vật lý đấy.

 

 

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí 1

Ảnh 2: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

 

Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này

A. 500 000 J;

B. 500 000 kg.m/s;

C. 34 CV;

D. 34 N.s.

 

Nhìn qua bài toán sẽ thấy khá phực tạp, tuy nhiên với bài toán này, sau khi tính toán, bạn sẽ tìm được đáp số là 34 CV. Như vậy, phải nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên do đơn vị của công suất là CV vầ không cần làm toán.

 

Đừng vội vàng

 

Đừng vội vàng chọn đáp án khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Đại lượng cũng là một vấn đề mà bạn cần phải chú ý

 

 

Ảnh 3: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

 

Ảnh 3: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

 

Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là

A. 100 J;

B. 100 W;

C. 1000 W;

D. 1 kJ.

 

Bạn sẽ giải ra bài toán này với đáp án mà là 1000 J, có nhiều bạn sẽ vội vã mà điền luôn đáp án C. 1000 W tuy nhiên, đáp án thật sự lại là 1KJ. Vì vậy, đừng ẩu đoảng mà khoanh đáp án sai nhé.

 

 

So sánh kết quả trước khi chọn đáp án

 

Trước khi chọn đáp án cuối cùng bạn cần phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực.

 

 

Ảnh 4: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

 

Ảnh 4: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

 

Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N với 6,48 N rõ ràng là không thể đúng được. Một ôtô có khối lượng 2.000kg đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường có độ dài 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát bình quân tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn

A. 500 N;

B. 0,5 N;

C. 6,48 N;

D. 6480 N.

 

Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.

 

Đừng khinh thường những từ phủ định

 

Trong đề thi các từ phủ định luôn được in hoa nhưng những trường hợp thí sinh vứt bỏ sự có mặt của chúng là không còn lạ lẫm. Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời là thực sự cần thiết. Mặc dù nói như vậy nhưng không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.

 

 

Ảnh 5: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

Ảnh 5: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

 

Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào

A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;

B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;

C. bản chất của vật đàn hồi;

D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.

 

Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đấy nhé!

Kỳ thi tuyển sinh quốc gia luôn được diễn ra với sự cạnh tranh gay gắt. Học sinh cạnh tranh với nhau từng 0.5 điểm một. Vì vậy cẩn thận chưa bao giờ là thừa đối với các thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh quốc gia. Chỉ cần hơn người khác 0.5 điểm bạn đã có thể thoát khỏi ranh giới giữa trượt và đỗ rồi đấy. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi sắp tới!

 

Thong ke