Hình thành động cơ học tập

 

hinh-thanh-dong-co-hoc-tap
Hình thành động cơ học tập

Chúng ta cũng thấy học sinh say sưa học tập nhưng sự say sưa đó lại vì sức hấp dẫn, lôi cuốn của một "cái khác" ở ngoài mục đích trực tiếp của việc học tập. Những cái đó lại chỉ có thể đạt được trong điều kiện mà các em chiếm lĩnh được tri thức khoa học. Những ví dụ về những "cái khác" đó là thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, khêu gợi lòng hiếu danh, mong đợi hạnh phúc và lợi ích tương lai, cũng như sự hài lòng của cha mẹ, sự khâm phục của bạn bè... Đây là những mối quan hệ xã hội khác nhau của các em. Ở đây, những tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi...đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản khác. Trong trường hợp này, những mối quan hệ xã hội của cá nhân được hiện thân ở đối tượng học tập. Do đó, trung tâm gia sư gọi loại động cơ học tập này là động cơ quan hệ xã hội.

 

Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt mà phải được hình thành dần dần chính trong quá trình học sinh ngày càng đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức và điều khiển của thầy, cô. Nếu trong dạy học, thầy cô luôn luôn thành công trong việc tổ chức cho học sinh tự phát hiện ra những điều mới lạ, giải quyết thông minh các nhiệm vụ học tập, tạo ra được những ấn tượng tốt đẹp với việc học tập thì dần dần làm nảy sinh nhu cầu của các em đối với tri thức khoa học. Học tập dần dần trở thành nhu cầu không thể thiếu của các em. Muốn có được điều này phải làm sao cho những nhu cầu được gắn liền với một trong những mặt của hoạt động học tập hay với tất cả các mặt đó. Khi đó, những mặt này của việc học tập sẽ biến thành các động cơ và bắt đầu thúc đẩy hoạt động học tập tương ứng. Nó sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tri thức.

 

Cuối cùng, gia sư tại nhà cần nhấn mạnh rằng: Việc xây dựng động cơ học tập hết sức muôn hình muôn vẻ và rộng lớn. Muốn phát động được động cơ học tập trước hết cần khơi dậy mạnh mẽ ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu là nơi khơi nguồn của tính tự giác và sự tích cực trong học tập.

 

   Trung tâm gia sư Đức Minh

Thong ke