Các lỗi cần tránh khi viết văn (Phần I)

Theo khảo sát thực tế của các trung tâm gia sư: hiện nay, học sinh rất lười làm văn. Hầu như các bạn chỉ viết văn với ý thức : “trả bài” cho thầy. Nhiều học sinh lười đọc, đặc biệt là sách văn học hoặc phê bình văn học,… Thế nên, khả năng viết văn của các em không được nâng cao, thậm chí trong quá trình viết văn các em còn mắc rất nhiều lỗi cơ bản.
Để nâng cao khả năng cảm thụ văn học và viết văn tốt, bên cạnh việc trau dồi phương pháp học văn; thì việc đầu tiên các em phải tránh cho mình những lỗi thường gặp khi viết văn.
 
Hãy đọc bài viết dưới đây nhé! 
 
 

Sai chính tả, dùng từ không chính xác, dùng tiếng Việt thiếu trong sáng

 
co-tich-tam-cam-gia-su-duc-minh
Sai chính tả, dùng từ không chính xác, dùng tiếng Việt thiếu trong sáng
 
 
  
 
 
Cẩu thả, tùy tiện, thiếu ý thức tôn trọng tiếng Việt là nguyên nhân dẫn đến lỗi này. Đây lại là lỗi mà hầu như em nào cũng mắc, không nhiều thì ít, không nặng thì nhẹ. Nếu đã là học sinh cấp 2 trở lên, còn sai chính tả khi viết văn, thì chắc hẳn các em “không mấy khi” rèn luyện cách viết lách. 
 
Trong thi cử, lỗi này cũng làm các em bị mất nhiều điểm đáng tiếc. Thay vì trả lời đúng hết ý, các em sẽ được trọn điểm của câu, nhưng vì “dính” lỗi này nên bị trừ điểm. Có những lỗi sai nhỏ, lỗi không đáng kể giám khảo có thể bỏ qua. Nhưng có lỗi không thể tha thứ được vì các em dùng từ, viết từ quá tùy tiện, ngô nghê, rất khó chấp nhận.
 
Ví dụ: 
 
Thái độ bàng quan lại viết: bàng quang, vật gia bảo lại viết gia truyền, người đọc lại viết người độc,… rồi thì tiếng Anh, tiếng Pháp dùng chung với tiếng Việt... Đây là những lỗi tối kỵ phải tuyệt đối tránh.
Hoặc lỗi khác: các em dùng “teencode” trong khi viết văn. Ví dụ: viết tắt bừa bãi, dùng từ ngữ rất “teen” khi làm bài
 
 
Lỗi sai cú pháp câu
 
 
ca-dao-dong-dao
Sai cú pháp câu là vấn đề quan trọng
 
 
Sai cú pháp câu là vấn đề quan trọng thứ hai cần nói đến. Gia sư tại các trung tâm gia sư đều có chung một nhận xét: trong quá trình dạy văn, rất nhiều học sinh mắc phải lỗi này.
 
Cú pháp câu dùng để viết văn để tạo nên một câu hoàn chỉnh gồm: 
 
Chủ ngữ + Vị ngữ (đây là thành phần chính trong câu)
Trạng ngữ, bổ ngữ,… (là các thành phần phụ cung cấp thêm thông tin làm nổi bất thành phần chính của câu)
Có lẽ, học sinh nào cũng được dạy kiến thức viết câu, thế nhưng việc thực hiện lại hoàn toàn khác. Có trường hợp, học sinh ở câu đầu viết thiếu chủ ngữ, câu 2 lại viết thiếu vị ngữ. Trường hợp khác, học sinh viết câu đủ cả hai thành phần chủ - vị, nhưng lại rơi vào lỗi viết câu quá lủng củng.
 
Ví dụ:
 
Thuý Vân được Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của một người con gái thuỳ mị trong khuôn thước, vẻ đẹp của “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, miệng cười như “hoa”, giọng nói thì “trong như ngọc”, khác hẳn với Thuý Kiều là người đẹp nghiêng nước nghiêng thành, một vẻ đẹp rạng rỡ khiến hoa phải “ghen” vì “thua thắm”,  “liễu” phải hờn vì kém xanh.
Nguyên nhân của lỗi mắc trên đó là: các em diễn ý quá dài trong một câu. Sự ghép ý quá nhiều khiến người đọc không thấy được ý chính muốn diễn đạt.
 
Vì thế, muốn chữa lỗi này, các em hãy diễn tả ý của mình bằng những câu ngắn gọn (đủ thành phần chủ vị và thành phần phụ nếu có). Chú ý rằng: thành phần phụ chỉ để bổ sung ý cho câu, đừng để nó “lấn át” cấu trúc chính nhé!
 
 

Viết đoạn văn quá dài

 
 
 
chu-dong-tu
Viết đoạn văn quá dài 
 
 
 
Viết đoạn văn quá dài là lỗi thường gặp đối với học sinh khi mới làm quen với cách viết văn cấp 2. 
Đối với chương trình làm văn cấp 1, cấu trúc bài viết thường rất đơn giản bao gồm: mở bài (nêu vấn đề), thân bài (1 đoạn giải quyết một vấn đề nhỏ), kết bài (khép lại vấn đề).
 
Còn phân môn làm văn cấp 2 sẽ có yêu cầu cao hơn. Các em phải làm bài dài hơn, giải quyết một vấn đề lớn hơn.Nhiều học sinh khi quen với phương pháp viết văn cấp 1, sẽ làm bài văn thành 3 “mẩu”. Điều đó khiến cho bài viết trở nên dài dòng, diễn ý không khoa học, khiến người đọc cảm thấy “khó chịu” khi chấm bài.
 
Để tránh lỗi viết đoạn văn quá dài, trước tiên các em cần hiểu cấu trúc của một đoạn văn và cách viết một đoạn văn hoàn chỉnh.
Có nhiều phương pháp viết đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng – phân – hợp (trong đó phương pháp sử dụng phổ biến là diễn dịch, quy nạp… tổng – phân – hợp là phương pháp đòi hỏi ở người viết phải thật “khéo” để diễn ý “trùng nhưng không lặp”; có nghĩa là diễn tả 1 nội dung nhưng theo cách nói khác nhau. 
 
Một đoạn văn hoàn chỉnh sẽ diễn tả trọn vẹn một ý.
 
Bài viết phải được chia thành những luận điểm. Và mỗi luận cứ của luận điểm đó, chúng ta có thể trình bày thành một đoạn văn theo một trong các phương pháp trên.
 
Nếu viết theo cách thức như vậy, nhiều học sinh thắc mắc rằng: 1 đoạn văn sẽ rất “tủn mủn”. 
 
Các gia sư dạy văn tại trung tâm gia sư uy tín đã trả lời rằng: viết văn dài không khó. Điều quan trọng là: khả năng trình bày luận cứ làm rõ luận điểm của bạn đến đâu.
 
Bạn phải nhớ kĩ các dẫn chứng tiêu biểu, phân tích làm sáng tỏ luận cứ.
Khi bài viết được chia thành đoạn, mỗi đoạn diễn tả một nội dung trọn vẹn, chắc chắn bài viết của bạn sẽ thành công.
 
>>> gia sư

>>> tìm gia sư

>>> gia sư tại hà nội

>>> tìm gia sư tại hà nội

>>> gia sư giỏi

Thong ke