Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ

Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm, có thống nhất, có khác nhau về nội dung, mức độ các chỉ số. Bàn về vấn đề này, có ý kiến của các tác giả như: J. Peaget, N.D Leevitop, N.A Mensinxcaia, E.N. Cabanova Menle, I. Canmuvoca, V.A Krutetski, Đ.B Enconhin... Tựu trung, sự phát triển trí tuệ nổi rõ ở các chỉ số sau đây: 

cac-chi-so-cua-su-phat-trien-tri-tue
Trẻ em được giáo dục tốt sẽ có chỉ số trí tuệ cao hơn hẳn

Một là, tốc độ của sự định hướng trí tuệ (nói nôm na là sự nhanh trí) khi giải quyết các nhiệm vụ, bài tập, tình huống...không giống với bài tập mẫu, nhiệm vụ, tình huống quen thuộc.

>> Chứng minh 1 + 1 = 1

Hai là, tốc độ khái quát (nói nôm na là chóng hiểu, chóng biết). Gia sư tiếng anh cho rằng tốc độ này, được xác định bởi tần số lần luyện tập cần thiết theo cùng một kiểu để hình thành một hành động khái quát. Ví dụ: hình thành cách giải một loại bài tập tùy thuộc vào số lần luyện tập các bài tập cùng loại, hoặc dạy học sinh xướng theo một âm chuẩn, tuy từng em số lần luyện tập có khác nhau.

 

Ba là, tính tiết kiệm của tư duy. Nó được xác định bởi số lần các lập luận cần và đủ để đi đến kết quả, đáp số, mục đích. Ví dụ, như cách giải của Gao khi lên 6 tuổi về bài toán.

>> Chứng minh 1 + 1 = 1

Bốn là, tính mềm dẻo của trí tuệ. Gia sư tại nhà thấy chỉ số này thể hiện ở sự dễ dàng hay khó khăn trong việc xây dựng lại hoạt động lại cho thích hợp với những biến đổi của điều kiện. Tính mềm dẻo của trí tuệ thường bộc lộ ở các kĩ năng như:

 

-          Kĩ năng biến thiên cách giải quyết vấn đề phù hợp với biến thiên của điều kiện.

 

-          Kĩ năng xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có (dấu hiệu, thuộc tính, quan hệ của một loại sự vật hay hiện tượng nào đó) sang một trật tự khác ngược với hướng và trật tự đã tiếp thu. Ví dụ: chuyển từ định lí thuận sang định lí đảo trong toán.

 

-          Kĩ năng đề cập cùng một hiện tượng theo những quan điểm khác nhau. Ví dụ, xem xét một phản ứng hóa học dưới quan điểm của lí thuyết nguyên tử, lí thuyết năng lượng hoặc lí thuyết cấu trúc.

 

Năm là, tính phê phán của trí tuệ thể hiện ở chỗ không dễ dàng chấp nhận (tất nhiên không đồng nghĩa với “gàn”), không có khuynh hướng kết luận một cách không có căn cứ, không đi theo đường mòn nếp cũ, hay lật ngược vấn đề, hay đặt mình trước câu hỏi “vì sao”, hay nghi ngờ (đây là nghi ngờ khoa học), không hay cả tin, không vừa lòng với kết quả đạt được và thúc đẩy vươn lên những thành công mới...

 

Sáu là, ở sự thấm sâu vào tài liệu, sự vật, hiện tượng nghiên cứu thể hiện rõ ở sự phân biệt giữa cái bản chất và không bản chất, cái cơ bản và cái chủ yếu, cái tổng quát và cái bộ phận...

 

Trung tâm gia sư Đức Minh

XEM THÊM:

 ►  Làm gia sư

 ►  Liên hệ

 ►  Đăng ký tìm gia sư

Thong ke