Góc nhìn gia sư: Dự thảo bỏ thi Đại học

Chiều 19/9 vừa qua, Bộ GD đã trao đổi với báo chí về dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Theo đó, Bộ đề xuất hướng đổi mới tuyển sinh đại học – cao đẳng: không thi mà dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và có thể kiểm tra/thi thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường.

 

Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT” cho rằng nếu giảm số năm học phổ thông còn 10-11 năm sẽ khó đảm bảo chất lượng giáo dục, trong khi theo định hướng mới, giáo dục phổ thông sẽ phải tăng cường nhiều hoạt động nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh. Vì thế, ban soạn thảo vẫn đề xuất duy trì cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân là 12 năm với năm năm tiểu học, bốn năm THCS và ba năm THPT. Trong đó chín năm từ Tiểu học đến hết THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản bắt buộc.

 

Thi đại học - cao đẳng sẽ bị xóa sổ?

 

Theo ông Bùi Mạnh Nhị - vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, thường trực ban soạn thảo đề án, việc công nhận tốt nghiệp THPT phải dựa vào kết quả đánh giá quá trình giáo dục năng lực, phẩm chất của học sinh và kết quả đánh giá cuối cấp. Vì thế phương án đổi mới thi (nằm trong nội dung đề án) sẽ kết hợp đánh giá trong quá trình học tập và kết quả thi cuối cấp để công nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT. Trong đó, học sinh học xong môn nào (trong lĩnh vực học tập lựa chọn) sẽ đánh giá kết quả đạt chuẩn đầu ra môn học đó. Kỳ thi cuối cấp sẽ yêu cầu vận dụng, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết một vấn đề theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên, hoặc cũng có thể chỉ tổ chức thi hai môn văn, toán (thay cho sáu môn thi như hiện nay).

Như vậy, nếu phương án trên được thực thi thì sẽ không còn hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ như hiện nay mà chỉ có một kỳ thi, hai mục đích. Cùng với việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT cũng chủ trương sẽ đổi mới mạnh mẽ cách ra đề thi, nội dung đề thi với yêu cầu vận dụng, thực hành kiến thức nhằm kiểm tra năng lực của người học.

 

du-thao-bo-thi-dai-hoc

Thi đại học - cao đẳng sẽ bị xóa sổ?

Giảm tải còn 3 môn học bắt buộc

 

Trao đổi tại cuộc gặp với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh bị quá tải. Nhằm giải quyết câu chuyện “quá tải”, theo ông Hiển, phải đổi mới đồng bộ nhiều khâu, trong đó xác định rõ mục tiêu giáo dục sẽ là phát triển năng lực người học (thay cho cung cấp kiến thức thuần túy) và cá thể hóa bằng định hướng giáo dục phân hóa mạnh ở bậc học cuối phổ thông.

 

Với mục tiêu này, việc đổi mới rõ nhất ở chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ là giảm số lượng môn học. Đặc biệt, với mục tiêu phân hóa mạnh mẽ, giúp người học phát huy năng lực, sở trường, chuyên sâu vào môn học theo định hướng nghề nghiệp, ở lớp 11, 12 bậc THPT sẽ chỉ còn ba môn học bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ thay cho hiện nay bắt phải học tất cả các môn. Ngoài ra, có ba môn học tự chọn khác và bốn hoạt động. Với chương trình giáo dục bậc THPT theo hướng phân hóa, chương trình THPT phân ban (hiện hành) sẽ chính thức được hủy bỏ.

 

du-thao-bo-thi-dai-hoc-gia-su-duc-minh

Ảnh: Góc nhìn gia sư: Dự thảo bỏ thi Đại học

 

Góc nhìn gia sư

 

Dự thảo lần này có thể nói là một nỗ lực của Bộ trong việc thay đổi nền giáo dục Việt Nam theo hướng tích cực – hội nhập hơn. Trên thế giới cũng đã có nhiều nước như : Mỹ, Anh, Úc, Canada … đã bỏ kỳ thi ĐH- CĐ. Việc lựa chọn sinh viên là do tiêu chí riêng của từng trường và ngành học chứ không thi chung như chúng ta. Ngoài ra, đất nước có nền giáo dục bậc nhất – Nhật Bản cũng đang dự định áp dụng thay đổi này. Với mục đích giảm áp lực thi cử chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch hủy bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia.

Dưới góc độ của những người làm giáo dục, chúng tôi mong rằng cải cách giáo dục lần này  sẽ đem lại hiệu quả như mong muốn, để gia sư tại nhà không cần lấp lỗ hổng giáo giục mà chung tay để vun đắp những tài năng trẻ.

Tổng hợp: Trung tâm Gia sư Đức Minh

Thong ke