Chiến lược quản lý xung đột

Trong bất kỳ tình huống liên quan đến nhiều người thì xung đột hay mâu thuẫn có thể phát sinh. Nguyên nhân của nhiều cuộc xung đột có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau như là Triết lý sống, mục tiêu khác nhau hay có thể là do sự mất cân bằng quyền lực trong bất kỳ 1 tổ chức nào.
Xung đột không được quản lý hoặc quản lý yếu kém sẽ tạo ra một sự cố mất niềm tin và làm cho năng suất làm việc giảm đi một cách đáng kể. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, nơi mà thành công thường xoay quanh sự gắn kết của một vài cá nhân, mất lòng tin và giảm năng suất làm việc có thể báo hiệu cái chết của doanh nghiệp. 
Một thống kê của các nhà nghiên cứu Pháp cho thấy, một nhà quản lý trung bình dùng 1.8 giờ trong ngày tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong doanh nghiệp. 
Như vậy, giải quyết xung đột và mâu thuẫn sao cho ổn thỏa là một công việc mà nhà quản lý cần chú tâm để thúc đẩy doanh nghiệp làm việc tốt hơn và có thể đối phó với các cuộc xung đột trước khi nó leo thang và không thể sửa chữa.

Sau đây, trung tâm gia sư Đức Minh chia sẻ một bài viết về "Chiến lược quản lý xung đột" hay mà chúng tôi sưu tầm được:

chien-luoc-quan-ly-xung-dot
Xung đột (Ảnh minh họa)


CÁC QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ XỬ LÝ XUNG ĐỘT
Có hai người nông dân sống bên cạnh nhà của nhau. Anh Tiện đứng ở gian bếp nhà mình, đưa mắt nhìn ra ngoài qua ô cửa sổ và trông thấy con gà của Lợi đẻ trứng trên vườn nhà mình rồi trở về sân vườn của chủ. Thấy thế, Tiện bước ra ngoài vườn, cúi xuống lượm quả trứng. Khi ngẩng đầu lên, anh ta thấy mình đang đối mặt với anh Lợi. 
Lợi lên tiếng: “Trả lại đây. Đó là quả trứng của tôi.” 
Tiện đáp: “Không phải. Con gà mái đẻ quả trứng này trên đất của tôi, vì thế đây là quả trứng thuộc về tôi!” 
Lợi vặc lại: “Nhưng đó là con gà của tôi, trứng của nó phải thuộc về tôi!” 
Tiện bảo: “Nghe này, tôi thấy chỉ có một cách duy nhất là đọ sức với nhau để giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ đấm 05 cú thật mạnh vào bụng anh rồi để cho anh đấm 05 cú thật mạnh vào bụng tôi. Sau 05 cú đấm như thế, ai chịu thua sẽ chịu mất quả trứng.” 
Lợi đáp: “Được thôi” 
Thế rồi Tiện nắm chặt bàn tay, dĩ nhiên là bàn tay không giữ quả trứng, rồi vung tay đấm 05 cú vào bụng của đối phương với tất cả sức lực của mình. 
Sau 05 cú đấm ấy, Lợi khẽ ho một tiếng rồi bảo: “Được rồi, đến lượt của tôi.” Tiện xòe bàn tay ra rồi nói: “Tôi bỏ cuộc. Quả trứng ngớ ngẩn này thuộc về anh!.
Rõ ràng, đó không phải là cách hữu hiệu để giải quyết xung đột, đúng không nào? Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách thức tiếp cận và xử lý hữu hiệu hơn. Hãy bắt đầu từ việc xem xét một số quan niệm sai lầm phổ biến về xung đột. 
1. Chúng ta đều coi xung đột là tồi tệ, nhưng chính xung đột có thể giúp chúng ta nhìn lại và tự hỏi vì sao chúng ta cứ khăng khăng bám lấy nhừng quan điểm và ý kiến chủ quan. và nó có thể giúp chúng ta tìm ra cách sống hòa hợp và thân thiện hơn với những người chung quanh.
2. Chúng ta cũng thường cho rằng mọi xung đột đều có khả năng giải quyết được. nhưng nên chú ý nếu không giải quyết được bất đông thì chúng ta vẫn phải luôn thể hiện sự tủ tế và thái đọ tôn trọng lẫn nhau.
3. Mọi người đêu cho rằng mọi xung đột về tính cách cá nhân đều không thể giải quyết được. Nhưng chúng ta có thể học cách thấu hiểu tính cách cá nhân của người khác, chúng ta cũng có thể học để biết rõ tính cách cá nhân của mình từ đó có thể xác định cách thích ứng và hòa đồng với nhau.
4. Quan niêm giải quyết xung đột là đem lại phần thắng cho tất cả mọi người, nhưng trên tinh thần cung hợp tác và cùng thắng thì đôi khi chỉ cần 1 bên nhượng bộ về mặt quan điểrm hay có lúc chúng ta cũng chỉ cần đáp ứng nhu cầu mà đối tác quan tâm hơn cả
5. Có người cho rằng giải quyết vấn đề là một dạng năng lực bẩm sinh, rằng có người được sinh ra vớI khả năng giải quyết xung đột. Các bạn thuộc dạng người như thế chứ? Không hề. Chúng ta được sinh ra với ước muốn hoàn toàn tự nhiên là nhìn thấy mọi việc diễn ra theo ý mình. Vì thế, chúng ta phải học cách gạt bỏ một số ý muốn không thỏa đáng khi giải quyết xung đột để có thể đáp ứng được ý muốn của người khác.
Chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức thực hiện điều đó. Các bạn có biết rằng thực ra có 03 loại hình xung đột?

xung-dot-nhom
Xung đột nhóm


BA LOẠI HÌNH XUNG ĐỘT PHỔ BIẾN
1. Xung đột cá nhân là loại xung đột phổ biến nhất mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt tại môi trường làm việc Có thể một số bạn chưa từng nghĩ đến, nhưng thực tế là chúng ta có thể xung đột với chính mình. Điều đó có thể xảy ra khi chúng ta đối mặt với một tình huống đòi hỏi chúng ta phải thỏa hiệp về các giá trị cốt lõi của bản thân.
Ví dụ như Bạn được mời đến nhà một người bạn để dùng bữa tối. Và đó là một bữa ăn tối tệ nhất mà bạn từng trải qua trong đời. Cuối bữa, gia chủ hỏi: “Bạn dùng bữa ngon miệng chứ?” Khi ấy, bạn có nói thật lòng mình hay không? Bạn có nói thẳng với gia chủ rằng: “Tôi chưa từng dùng bữa ăn nào tệ đến thế! Không ngờ bạn đãi tôi một bữa ăn như vậy.” Các bạn nghĩ sao? Không nên chút nào, đúng thế không? Khi ấy, hẳn là sự trung thực sẽ nép mình lại để sự tử tế lên tiếng. Thứ bậc của các giá trị sẽ xáo trộn một chút, và đó không hẳn là điều tồi tệ. Chúng ta cần phải chuẩn bị đối mặt với khả năng xung đột cá nhân để có thể xác định rõ mình nên xử lý tình huống với lập trường như thế nào. Và nếu đã nghĩ về điều đó từ trước, chúng ta sẽ có khuynh hướng thỏa hiệp, sẵn sàng từ bỏ phần nào các giá trị mà chúng ta không hề muốn đánh đổi.
2. Xung đột giữa các cá nhân. Đó là loại xung đột mà chúng ta phải xử lý hàng ngày khi sống và làm việc chung với người khác. Nói cách khác, đó là loại xung đột mà chúng ta thường gặp hơn cả.
3. Xung đột giữa các nhóm: đó là loại xung đột có thể xảy ra giữa đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ lao động hay giữa các bộ phận với nhau. Chúng ta phải giải quyết ngay và không nên phớt lờ hay né tránh loại xung đột này vì sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự thành bại của một tổ chức
Mời các anh chị và các bạn xem tiếp phần 2 về cách thức tốt nhất để tiếp cận xung đột, xem xét các rào cản mà chúng ta phải đối mặt trên con đường giải quyết xung đột.

Sưu tầm bởi: Trung tâm gia sư Đức Minh

Thong ke