5 Kỹ thuật quyết định nghề nghiệp

quyet-dinh-nghe-nghiep
Quyết định chọn nghề nghiệp??

Học từ sai lầm của những người khác.

 

Một giáo sư dạy khoa học chính trị đã tâm sự với Trung tâm gia sư: “ Tôi chọn ngành khoa học chính trị vì tôi thích nó. Tôi cũng thích các sự kiện diễn ra khi còn học trung học. Tuy nhiên, tôi đã thực sự không biết ngành khoa học chính trị làm gì và cơ hội nghề ngiệp nào dành cho ngành học đó. Giống như vậy, tôi cũng không biết mình sẽ kiếm được công việc có lương bao nhiêu từ ngành học này. Do đó, khi quyết định, tôi chẳng mấy suy nghĩ xem việc gì sẽ xảy ra sau khi lấy được tấm bằng về chuyên ngành này. Vì thế, tôi khuyến khích sinh viên đầu tư nhiều thời gian và quan tâm hơn nữa khi nghĩ về nghề nghiệp.”

 

Không giống như vị giáo sư trên, nhiều sinh viên – những người “ trôi dạt” giữa các chuyên ngành mà chẳng buồn quan tâm hay động não – không được may mắn và hạnh phúc lắm. Thật vô cùng thất vọng khi đầu tư 4 năm cuộc sống trong trường đại học để rồi sau đó phát hiện ra rằng chẳng có công việc nào dành cho chuyên ngành của mình cả. Và cũng thật đáng lo khi phát hiện ra bạn không thích công việc mà nền giáo dục của bạn đang đào tạo hay mức lương cũng như cơ hội thăng tiến nghề nghiệp không được như mong đợi. Thật không may, điều này xảy ra mọi nơi, mọi lúc. Rất nhiều người đang phải đối mặt với tàn dư tồi tệ nghề nghiệp hoặc phải quay lại trường để học với cái giá rất lớn về thời gian và tiền bạc.

 

Nghiên cứu thông tin.

 

Còn thứ gì khác bạn có thể làm để không bị mắc vào cái bẫy như trên thay vì quan sát sai lầm của kẻ khác? Đáp án là ở thông tin. Khi chuẩn bị lên kế hoạch tương lai, bạn cần nhận đầy đủ thông tin. Hãy làm cuộc nghiên cứu để lấy những thông tin chuyên biệt từ những nguồn học thuật về chuyên ngành và nghề nghiệp.

 

Sử dụng các dịch vụ tư vấn.

 

Tìm kiếm thông tin từ những chuyên gia tư vấn trường học hoặc những gia sư tại nhà nhiều kinh nghiệm. Việc bỏ ra vài đô la để tư vấn với một chuyên gia về nghề nghiệp được coi là điều thông minh. Mặc dù nó coa vẻ hơi đắt chút đỉnh, nhưng số tiền đó đã được tiêu đúng chỗ vì bạn đang đầu tư đúng hướng cho cuộc đời mình – lựa chọn nghề nghiệp.

 

Làm các bài kiểm tra năng khiếu.

 

Bất kể bạn đã gặp qua những nhà tư vấn về trường học hay nghề nghiệp thì không nên bỏ qua những bài kiểm tra năng khiếu để tìm hiểu xem mình thích gì, ghét gì, có năng khiếu gì... Những bài kiểm tra này thường rất có ích vì giúp các sinh viên khoanh vùng có khả năng nghề nghiệp.

 

Nhờ những người trong nghề tư vấn.

 

Một khi bạn đã xác định vài lĩnh vực nghề nghiệp, hãy tìm kiếm những người trong nghề và hẹn gặp họ để nói chuyện. Những người này có thể cung cấp cho bạn những thông tin vô giá về việc gì thực sự diễn ra trong nghề của họ. Họ thường sở hữu những thông tin cập nhật nhất liên quan tới tiền lương, thay đổi, xu hướng công việc, triển vọng cho người làm ở hiện tại và trong tương lai và hành trang học vấn tốt nhất cần phải có để được nhận vào làm. Những người trong nghề luôn ở vị trí tốt nhất để có thể kể cho bạn về những niềm vui và nỗi buồn gắn liền với công việc.

 

Trung tâm gia sư Đức Minh

Thong ke